Tuyển sinh đại học

Thông tin về các học phần trong chương trình


08-10-2020

1. HỌC PHẦNCƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

1.3. Mã học phần: PHIL 190

1.2. Số tín chỉ: 02

1.3. Phân bố thời gian

- Lên lớp:

30 tiết

      + Lý thuyết:

24 tiết

      + Bài tập:

02 tiết

      + Thảo luận:

04 tiết

- Tự học:

60 tiết

1.4. Điều kiện tiên quyết: Không

1.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lực

Hình thành năng lực tiếp cận các vấn đề lí thuyết nhân học và văn hóa học, năng lực ứng dụng lí thuyết vào nắm bắt, lí giải các hiện tượng văn hóa cụ thể diễn ra trong đời sống thực tiễn.

-  Hình thành năng lực nhận biết, lí giải các tri thức văn hóa mang tính truyền thống của dân tộc; năng lực phát huy các giá trị mang tính bền vững trong việc xây dựng, hình thành nhân cách và lí tưởng cá nhân.

- Hình thành năng lực giao tiếp xã hội dựa trên nền tảng vốn tri thức văn hóa truyền thống; năng lực bảo tồn và phát huy các giá trị mang tính bản sắc của dân tộc trong thời đại hội nhập, giao lưu văn hóa và toàn cầu hóa.

b. Kiến thức

- Hệ thống hóa những tri thức căn bản về văn hoá, văn hoá học và văn hoá Việt Nam (lịch sử, đặc trưng, biểu giá trị văn hóa truyền thống…).

- Cập nhật tri thức và vận dụng các tri thức lí luận về văn hóa và văn hóa học.

1.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Phần I: Hướng đến việc hình thành cho sinh viên năng lực tiếp cận, lí giải các tri thức lí luận căn bản và các vấn đề về văn hoá và văn hoá học; bao gồm những nội dung như: khái niệm, định nghĩa/quan niệm về văn hoá; đặc trưng và chức năng của văn hoá; cấu trúc và loại hình văn hoá…

Phần II: Hướng đến việc hình thành năng lực nhận biết, nắm bắt và lí giải các tri thức cơ sở về văn hoá Việt Nam; Kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp cấu trúc - loại hình để tiếp cận diễn trình văn hoá Việt Nam, các thành tố chính của văn hoá Việt Nam, thông qua đó hệ thống hoá được đặc trưng - biểu giá trị văn hoá Việt Nam; giúp định hướng quá trình hình thành nhân cách và lí tưởng sống cho sinh viên - nhân tố quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam hiện đại – dựa trên những giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống.

Kết thúc học phần là vấn đề bản sắc văn hóa Việt Nam, vấn đề văn hoá và phát triển ở Việt Nam hiện nay. Phần nội dung này mang tính định hướng trong việc hình thành năng lực giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong giao tiếp đa văn hóa.

1.7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Học tập, nghiên cứu, thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên

- Sưu tầm tư liệu, tài liệu nghiên cứu về văn hoá và văn hoá Việt Nam.

- Ứng dụng tri thức vào việc giải quyết các vấn đề văn hóa đã và đang được đặt ra trong xã hội hiện đại.

1.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính

[1]        Trần Quốc Vượng (CB), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB GD, H, 1997.

[2]        Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB GD, H, 1997.

[3]        Đặng Đức Siêu, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB ĐHSP, H, 2002.

Tài liệu tham khảo

[1]        Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB GD, H, 1997.

[2]        Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB ĐHQGHCM, 2002.

[3]        Đặng Đức Siêu, Hành trình văn hoá Việt Nam NXB Lao động, H, 2005.

[4]        Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương (tái bản nhiều lần).

[5]        Nguyễn Đăng Duy, Văn hoá học Việt Nam, NXB VHTT, H, 2002.

[6]        Nguyễn Khắc Thuần, Đại cương lịch sử văn hoá Việt Nam, NXB GD, H, 2003.

1.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần:

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài về nhà

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: bài tập lớp và bài kiểm tra

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì:

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian tổ chức thi hết môn:

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

1.10. Thang điểm: 10

2. HỌC PHẦN: VĂN HỌC DÂN GIAN

2.3. Mã học phần: PHIL 123

2.2. Số tín chỉ: 05

3.3. Phân bố thời gian:

- Lên lớp:

75 tiết

      + Lý thuyết:

60 tiết

      + Bài tập:

05 tiết

      + Thảo luận:

10 tiết

- Tự học:

150 tiết

2.4. Điều kiện tiên quyết: Không

2.5. Mục tiêu của học phần

aNăng lực

-  Hình thành, phát triển năng lực tiếp cận hệ thống và biết cách hệ thống hóa theo các loại hình - cấu trúc và loại hình - lịch sử trong việc trình bày và tổ chức một vấn đề trong khoa học văn học dân gian.

 - Hình thành, phát triển năng lực khám phá các giá trị hiện thực, nhân văn, thẩm mỹ của một bộ phận văn học đặc thù hợp thành chỉnh thể văn học dân tộc trong cái nhìn toàn cảnh từ truyền thống đến hiện đại.

b. Kiến thức

Trên cơ sở đó, người học có khả năng đọc hiểu lĩnh hội và phân tích một liên văn bản văn học dân gian, tự chuyển hóa được các giá trị thẩm mỹ dân gian thành giá trị sống.

2.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản:

- Về lý luận văn học dân gian(VHDG): Những quan niệm về văn hóa dân gian (folklore) và VHDG;  Những quy luật phổ quát và đặc thù trong tiến trình phát triển của các thể loại VHDG Việt Nam trong chỉnh thể folklore theo một cái nhìn lịch sử - cụ thể (VHDG Việt Nam là một nền văn học đa thành phần dân tộc và là một quá trình phát triển liên tục không có đột biến từ truyền thống đến hiện đại trong tính thống nhất đa dạng. Bản chất xã hội và đặc trưng nghệ thuật của VHDG là cơ sở xác định các phương pháp điều tra sưu tầm bảo tồn nghiên cứu phổ biến và dạy- học chuyên ngành).

- Về hệ thống thể loại VHDG Việt Nam: Phân chia các thể loại theo 4 hình thức diễn xướng: thể loại kể (phương thức tự sự, diễn xướng thể loại bằng lời kể: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè, sử thi, truyện thơ); thể loại hát (phương thức trữ tình, diễn xướng bằng các hình thức ca hát: ca dao); thể loại nói (diễn xướng bằng lời nói: tục ngữ, câu đố); thể loại diễn (phương thức kịch, diễn xướng sân khấu dân gian: chèo, tuồng). Trong đó, mỗi nhóm thể loại được trình bày theo các vấn đề: bối cảnh lịch sử ra đời các thể loại, chức năng các thể loại, đặc trưng thể loại, phương thức diễn xướng, giá trị nội dung và nghệ thuật.

- Về vấn đề phát huy giá trị, tư tưởng VHDG Việt Nam trong nhà trường và xã hội đương đại: Tư tưởng yêu nước, thống nhất và hòa hợp dân tộc thể hiện qua các thần thoại, truyền thuyết, sử thi về việc dựng nước dựng làng và hình thành quốc gia dân tộc; Tư tưởng thẩm mĩ - nhân văn của văn học dân gian Việt Nam, thể hiện mĩ học dân gian qua quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người (ở tục ngữ, ca dao), về số phận con người - xã hội (truyện cổ tích, truyện cười, truyện thơ…); Giá trị hiện thực, lịch sử - văn hóa của VHDG Việt Nam biểu hiện ở nội dung; Giá trị nghệ thuật ngữ văn dân gian của VHDG Việt Nam với ngôn ngữ dân tộc.

2.7. Nhiệm vụ của sinh viên

Đọc văn bản tác phẩm, giáo trình và tài liệu tham khảo chuẩn bị trước cho giờ lên lớp; Bảo đảm giờ lên lớp, hoàn thành tất cả các bài tập do giáo viên yêu cầu; Tích cực tham gia thảo luận, trả lời câu hỏi; Hệ thống hoá kiến thức sau giờ lên lớp; Viết thu hoạch.

2.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính

[1]         Cao Huy Đỉnh, Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, HN, NXB KHXH, 1976.

[2]       Đinh Gia Khánh, Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cánh văn hóa Đông Nam Á, HN, NXB KHXH, 1993.

[3]       Đỗ Bình Trị, Văn học dân gian Việt Nam, Tập I, HN, NXB GD, 1992.

[4]       Hoàng Tiến Tựu, Văn học dân gian Việt Nam, Tập II, HN, NXB GD, 1990.

[5]       Võ Quang Nhơn, Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, HN, NXB ĐH&THCN, 1983.

[6]       Lê Chí Quế (Chủ biên) Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ, Văn học dân gian Việt Nam, HN, NXB ĐHQGHN, 2004.

[7]       Vũ Anh Tuấn (Chủ biên) Phạm Thu Yến, Nguyễn Việt Hùng, Phạm Đặng Xuân Hương, Giáo trình văn học dân gian, HN, NXB GDVN, 2012.

[8]       Nguyễn Bích Hà, Văn học dân gian Việt Nam, HN, NXB ĐHSP, 2008.

[9]       Nhiều tác giả, Văn hóa dân gian những lĩnh vực nghiên cứu, HN, NXB                   KHXH, 1989.

[10]    Nhiều tác giả, Văn hóa dân gian những phương pháp nghiên cứu, HN, NXB KHXH, 1990.

- Tài liệu tham khảo

[1]         G.W. Ph.Heghen, Mĩ học, T I, II, (Phan Ngọc giới thiệu và dịch), HN, NXB VH, 1999.

[2]         V. Guxep, Mĩ học Folklore (Hoàng Ngọc Hiến dịch), ĐN, NXB Đà Nẵng, 1999.

[3]         V.Ia.Propp, Tuyển tập (Chu Xuân Diên dịch), HN, NXB VHDT&Tạp chí VHNT, Tập I 2003, Tập II 2004.

[4]         E.M. Meletinsky, Thi pháp của huyền thoại (Trần Nho Thìn và Song Mộc dịch), HN, NXB ĐHQGHN, 2004.

[5]         Chu Xuân Diên, Văn hóa dân gian, mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, HN, NXB GD, 2002.

[6]         Lê Trường Phát, Thi pháp văn học dân gian, HN, NXB Giáo Dục, 2000.

[7]         Nguyễn Xuân Kính, Một nhận thức về văn học dân gian Việt Nam, HN, NXB ĐHQGHN, 2012.

[8]         Phạm Thu Yến, Những thế giới nghệ thuật ca dao, HN, NXB Giáo Dục, 1998.

[9]         Vũ Anh Tuấn – Nguyễn Xuân Lạc, Giảng văn văn học dân gian Việt Nam, HN, NXB GD, 1993.

[10]    Ngô Đức Thịnh, Frank Poschan (Chủ biên), Folklore thế giới – một số công trình nghiên cứu cơ bản, HN, NXB KHXH, 2005.

[11]    Ngô Đức Thịnh, Frank Poschan (Chủ biên), Folklore một số thuật ngữ đương đại, HN, NXB KHXH, 2005.

[12]    Võ Quang Trọng, Vai trò của VHDG trong văn xuôi hiện đại Việt Nam, NXB KHXH.

[13]    Nguyễn Việt Hùng, Sử thi otndrong cấu trúc văn bản và diễn xướng, NxbVHTT, H., 2013.

[14]    Cao Huy Đỉnh, Người anh hùng làng Gióng, Tuyển tập tác phẩm nhận giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb KHXH, H, 2004.

[15]     Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Văn học dân gian Việt Nam (2 tập), NXB ĐH &THCN, 1973, tái bản nhiều lần.

[16]     Trần QuốcVượng (Chủ biên), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb KHXH, H., 1996.

[17]    Mã A Lềnh – Từ Ngọc Vũ, Tiếp cận văn hóa Hmông, NxbVHDT, H, 2014.

[18]     Phan Đăng Nhật: Văn hóa các dân tộc thiểu số - những giá trị đặc sắc, Nxb KHXH, 2009.

[19]     Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo thần thoại Việt Nam, NxbVSĐ, H, 1956, tái bản nhiều lần.

[20]    Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao dân caViệt Nam, NxbKHXH, H, 1978, tái bản nhiều lần.

[21]    Vũ Ngọc Khánh (Chủ biên), Kho tàng diễn xướng Việt Nam, Nxb Văn hóa, H, 1997.

[22]    Vi Hồng, Sli lượn dân ca trữ tình Tày Nùng, Nxb Văn hóa, H, 1979.

[23]    Hoàng Triều Ân, Huyền thoại dân tộc Tày (song ngữ), Nxb VHDT, H, 2010.

[24]    Chu Xuân Diên, Văn hoá dân gian – mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, H, 2002.

[25]    Trần Gia Linh, Từ điển phương ngôn Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, H, 2012.

[26]    Trần Đức Ngôn, Một số vấn đề lí luận chung quanh việc nghiên cứu văn bản văn học dân gian, Tạp chí Văn hóa dân gian, Số 3, 1990, tr16-19.

[27]    Mai Ngọc Chừ, Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, NXB VHTT, H, 2005.

[28]    Bùi Minh Toán, Ngôn ngữ với văn chương, NXB GDVN, H, 2012.

[29]    Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên), VHDG - những công trình nghiên cứu, NXB GD 1999.

[30]    Vũ Anh Tuấn, Truyện thơ Tày, nguồn gốc quá trình phát triển và thi pháp thể loại, NXb ĐHQGHN, H, 2004.

[31]    Nguyễn Thị Bích Hà, Văn học dân gian Việt Nam (Tuyển chọn và giới thiệu), NxbĐHSP, H, 2006.

[32]    Hội folklore châu Á, Giá trị và tính đa dạng của folklore châu Á trong quá trình hội nhập, NXB Thế giới, HN, 2006.

[33]    Nhiều tác giả, Một số vấn đề lý thuyết và phương pháp nghiên cứu nhân học, (Vũ Thị Phương Anh, Phan Trọng Chiến, Hoàng Trọng dịch), Tp. HCM, NXB ĐHQG Tp HCM, 2006.

[34]    Viện KHXHVN và UBND tỉnh Đắc Lắc, Sử thi Việt Nam trong bối cảnh sử thi châu Á, Nxb KHXH, H, 2009.

[35]    Nhiều tác giả, Truyền thống anh hùng trong loại hình tự sự dân gian, Nxb KHXH, H, 1978.

[36]     Nhiều tác giả, 50 năm sưu tầm nghiên cứu phổ biến Văn hóa - Văn nghệ dân gian, Nxb KHXH, H, 1997.

[37]    Nhiều tác giả, Văn hóa dân gian và sự phát triển văn hóa đô thị, Nxb ĐHQGHN, H, 2002.

2.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần:

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ: học tập trên lớp và chuẩn bị ở nhà

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

 - Hình thức: bài tập lớn và bài kiểm tra

 - Thời gian kiểm tra đánh giá giữa kì:

 - Điểm: từ 0 đến 10

 - Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận

- Thời gian tổ chức thi hết môn:

- Điều kiện dự thi hết môn; Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

2.10. Thang điểm: 10

            Thực hiện theo Qui chế 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. HỌC PHẦN:  CƠ SỞ NGÔN NGỮ VĂN TỰ HÁN NÔM

3.3. Mã học phần: PHIL 131

3.2. Số tín chỉ: 02

3.3. Phân bố thời gian

- Lên lớp:

30 tiết

      + Lý thuyết:

24 tiết

      + Bài tập:

02 tiết

      + Thực hành:

04 tiết

- Tự học:

60 tiết

3.4. Điều kiện tiên quyết: Không

3.5. Mục tiêu của học phần

      a. Năng lực

- Thành thạo cách viết chữ Hán, phân biệt được chữ Hán, chữ Nôm. Tra cứu được các dạng từ điển Hán Việt.

- Có năng lực nhận biết và khai thác các di sản văn hóa thành văn trong quá khứ.

- Năng lực lí giải và sử dụng chuẩn xác vốn từ vựng Hán Việt, thuần Việt. Bước đầu áp dụng xử lý được những hiện tượng có chữ Hán, chữ Nôm trong đời sống xã hội hiện đại.

  b. Kiến thức

 Nhận thức được các khái niệm cơ bản về Hán Nôm từ góc độ ngữ văn học: hiểu và phân biệt được chữ Hán, chữ Nôm trên các phương diện sau: quá trình hình thành và phát triển, cấu tạo, vai trò của nó trong tiến trình văn hóa Việt Nam.

- Nắm được phương pháp viết chữ Hán, chữ Nôm; nắm được đặc điểm sơ lược của từ vựng và ngữ pháp tiếng Hán cổ đại; tích luỹ khoảng 500 chữ Hán và nắm được những hiện tượng ngữ pháp cơ bản. Hiểu – dịch được 1 số văn bản chữ Hán trong chương trình học.

- Nắm được các nguyên tắc cấu tạo và cách đọc chữ Nôm.

3.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần này hướng đến việc nâng cao cho người học những năng lực sư phạm về việc sử dụng và duy trì vốn từ Hán Việt, thuần Việt hiện nay, từ đó bảo tồn và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt nói chung. Để đạt được mục đích này, phần lí thuyết chủ yếu làm rõ các đặc trưng cơ bản của chữ Hán chữ Nôm trong tiến trình văn hóa – văn học Việt Nam. Phần thực hành thông qua các bài đọc cung cấp cho người học cách viết chữ, cách đọc những văn bản Hán Nôm đơn giản, có được một vốn từ nhất định để nhận biết các lớp từ cổ còn tồn tại trong tiếng Việt ngày nay.

Học phần này còn nhằm phát huy năng lực tự nghiên cứu của người học trong việc tìm tòi và lý giải các giá trị văn hóa truyền thống. Do đó, hệ thống tài liệu tham khảo cùng các bài tập mở rộng sẽ đáp ứng được nhu cầu của những người có xu hướng học chuyên sâu.

3.7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Chuẩn bị đủ học liệu: giáo trình chính, tử điển, vở tập viết, bút nước.

- Thường xuyên tập viết, tập đọc, tập tra từ điển, làm bài tập ngữ pháp, tích lũy để mở rộng vốn từ.

- Tìm hiểu các kiến thức về chữ Hán chữ Nôm trên phương diện văn hóa, văn học.

3.8. Tài liệu học tập

            - Sách và giáo trình chính

[1]        Đặng Đức Siêu (CB), Ngữ văn Hán Nôm, T1, NXB Giáo dục, H. 1995.

[2]        Lê Trí Viễn (CB), Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm, T1, NXB Giáo dục, H. 1984.

[3]        Đặng Đức Siêu (CB), Ngữ văn Hán Nôm, T1, NXB ĐHSP, H. 2007.

            - Tài liệu tham khảo

[1]        Thiều Chửu, Hán Việt tự điển (tái bản nhiều lần).

[2]        Phạm Văn Khoái, Giáo trình Hán Nôm dành cho du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998, tái bản 2000.

[3]        Phạm Văn Khoái, Giáo trình Hán văn Lí - Trần, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, tái bản 2003.

[4]        Đào Duy Anh, Từ điển Hán Việt (tái bản nhiều lần).

[5]        Nhiều tác giả, Cơ sở ngôn ngữ - văn tự Hán Nôm, NXB GDVN, H. 2014.

[6]        (Các tư liệu hữu quan khác nghiên cứu về chữ Hán, chữ Nôm).

3.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần:

-  Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

-  Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài về nhà

-  Điểm: 0 hoặc 10

-  Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

-  Hình thức: bài tập lớp và bài kiểm tra

-  Thời gian kiêm tra, đánh giá giữa kì:

-  Điểm: từ 0 đến 10

-  Tỷ trọng: 30%

Thi hết môn:

-  Hình thức: Tự luận

-  Thời gian tổ chức thi hết môn:

-  Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

-  Điểm: từ 0 đến 10

-  Tỷ trọng: 60%

3.10. Thang điểm: 10

4. HỌC PHẦN: DẪN LUẬN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

4.4. Mã học phần: PHIL 124

4.2. Số tín chỉ: 03

4.3. Phân bố thời gian

- Lên lớp:             45 tiết

 

     + Lý thuyết:    36 tiết

 

     +Bài tập:         03 tiết

 

     +Thảo luận:    06 tiết

 

- Tự học:              90 tiết

 

4.4. Điều kiện tiên quyết: Không

4.5. Mục tiêu của học phần

   a. Năng lực

- Hình thành, phát triển năng lực nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam: năng lực tiếp cận, hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề cơ bản của văn học; năng lực khám phá giá trị nhân văn, thẩm mỹ của văn học trung đại Việt Nam.

- Hình thành, phát triển năng lực dạy học văn học trung đại Việt Nam: năng lực tổ chức bài học, giờ học, năng lực kiểm tra đánh giá, năng lực chuyển hóa những giá trị nhân văn, thẩm mỹ của văn học trung đại Việt Nam thành giá trị sống ở người học.

   b. Kiến thức

Về khoa học cơ bản: Những kiến thức đại cương về văn học trung đại Việt Nam; phương pháp nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam.

Về khoa học sư phạm: Phương pháp dạy học bài khái quát văn học trung đại Việt Nam.

4.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

- Những kiến thức đại cương về văn học trung đại Việt Nam: quan điểm văn học, tiến trình văn học, những đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam.

- Phương pháp nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam: nghiên cứu văn học trong mối tương quan với các phạm trù lịch sử, tư tưởng, văn hóa thời trung đại.

- Phương pháp dạy học văn học trung đại Việt Nam: giải mã văn học từ mã văn hóa, dạy học văn học từ đặc trưng thi pháp (thi pháp thể loại, thi pháp ngôn ngữ, thi pháp hình tượng, thi pháp nhân vật)

4.7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.

4.8. Tài liệu học tập

            - Sách và giáo trình chính

[1]        Nguyễn Đăng Na chủ biên, Văn học trung đại Việt Nam, tập 1 và 2, NXB ĐHSP, H, 2007; tập 2 tái bản lần thứ 5, 2013.

[2]      Lã Nhâm Thìn chủ biên, Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam, tập 1, NXB GDVN, H, 2012.

[3]      Trần Đình Sử, Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXBGD, H, 1999.

[4]      Lê Trí Viễn, Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, NXB Văn nghệ TPHCM, 2000.

[5]      Nguyễn Đăng Na, Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, NXBGD, H, 2006.

[6]      Trần Nho Thìn, Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, NXBGD, H, 2008.

            - Sách tham khảo

[1]        Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, nxb Hội Nhà Văn, H, 2000.

[2]      Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, nxb Tổng hợp TPHCM, 2005.

[3]      A.Ja.Gurêvích, Các phạm trù văn hoá trung cổ, Hoàng Ngọc Hiến dịch, NXBGD, H, 1996.

[4]      N.Kônrát, Phương Đông và Phương Tây (Những vấn đề triết học, triết học lịch sử, văn học Đông và Tây), Trịnh Bá Đĩnh dịch, NXBGD, H, 1997.

[5]      B.L.Riptin, Mấy vấn đề nghiên cứu những nền văn học trung cổ của Phương Đông theo phương pháp loại hình (typologie), Lê Sơn dịch, Tạp chí văn học số 2/ 1974.

[6]      Trần Đình Hượu, Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, NXBGD, H, 1999.

[7]      Trần Đình Hượu, Đến hiện đại từ truyền thống, NXBVHoá, H, 1995.

[8]      Nguyễn Huệ Chi, Văn học cổ cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật,  NXB GDVN, H, 2013.

[9]      Tạ Chí Đại Trường, Những bài dã sử Việt, NXB Tri thức, 2009.

[10]   Tạ Chí Đại Trường, Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, NXB Tri thức, 2012.

[11]   Trần Ngọc Vương, Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, NXB GD, 1995.

[12]   Cao Xuân Huy, Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, NXB Văn học, 1995.

[13]   O.O. Rozenberg, Phật giáo - những vấn đề triết học, Trung tâm tư liệu Phật học xuất bản, H, 1990.

[14]   Nhiều tác giả, Đạo gia và văn hoá, NXB Văn hoá thông tin, H, 2000

[15]   Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, Văn học Việt Nam thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII (2 tập), NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, H, 1978, 1979.

[16]   Bùi Văn Nguyên, Hoàng Ngọc Trì, Nguyễn Sĩ Cẩn, Văn học Việt Nam thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII, NXB Giáo dục, H, 1989.

[17]   Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận, Văn học Việt Nam  nửa cuối  thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, NXB Giáo dục, H, 1990

[18]   Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX (tái bản lần thứ năm), NXB Giáo dục, 2004.

4.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: Tự luận

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì: tháng....

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận/ hoặc vấn đáp

- Thời gian tổ chức thi hết môn: tháng ....

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

4.10. Thang điểm: 10

5. HỌC PHẦN: DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC VÀ NGỮ ÂM HỌC TIẾNG VIỆT

5.5. Mã học phần: PHIL 128

5.2. Số tín chỉ: 02

5.3. Phân bố thời gian

- Lên lớp:

30 tiết

      + Lý thuyết:

24 tiết

      + Bài tập:

02 tiết

      + Thảo luận:

04 tiết

- Tự học:

60 tiết

 

5.4. Điều kiện tiên quyết: Không                                

5.5. Mục tiêu của học phần

            a. Năng lực

-  Hình thành và phát triển năng lực khái quát, hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của ngôn ngữ và vận dụng những kiến thức ngôn ngữ đại cương vào lí giải những hiện tượng ngôn ngữ học cụ thể và tiếng Việt.

-  Hình thành năng lực nhận diện và sử dụng đúng chuẩn hệ thống âm thanh và chữ viết trong tiếng Việt góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

   b. Kiến thức

 Hình thành và nâng cao những kiến thức đại cương về ngôn ngữ (bản chất xã hội, chức năng cơ bản, nguồn gốc và sự phát triển lịch sử, bản chất tín hiệu và tính hệ thống, các quan hệ cội nguồn và loại hình, chữ viết) về ngữ âm (âm thanh, chữ viết) nói chung và ngữ âm tiếng Việt nói riêng.

5.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

- Giới thiệu những kiến thức đại cương về ngôn ngữ nói chung (bản chất xã hội và các chức năng của ngôn ngữ, nguồn gốc và sự phát triển lịch sử , bản chất tín hiệu và tính hệ thống của ngôn ngữ, các quan hệ cội nguồn và quan hệ loại hình) và sự vận dụng chúng trong tiếng Việt.

- Giới thiệu những kiến thức cơ bản về ngữ âm và ngữ âm tiếng Việt: đại cương về ngữ âm (khái niệm, bản chất ngữ âm), âm tiết và âm tiết tiếng Việt  cấu tạo và phân loại âm tiết, đặc điểm của âm tiết tiếng Việt), âm vị và âm vị tiếng Việt (khái niệm âm vị, phân loại âm vị, các tiểu hệ thống âm vị trong tiếng Việt – hệ thống phụ âm đầu, âm đệm, nguyên âm chính, phụ âm cuối, thanh điệu), chữ viết và chưa viết tiếng Việt; và vấn đề chính âm và chính tả trong tiếng Việt.

5.7. Nhiệm vụ của sinh viên

 Đọc giáo trình và tài liệu tham khảo chuẩn bị trước cho giờ lên lớp; Bảo đảm giờ lên lớp, hoàn thành tất cả các bài tập do giáo viên yêu cầu; Tích cực tham gia thảo luận, trả lời câu hỏi; Hệ thống hoá kiến thức sau giờ lên lớp; Viết thu hoạch.

5.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính

[1]    Mai ngọc Chừ (Chủ biên) (2007), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.

[2]   Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên) (2005), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.

[3]   Đỗ Việt Hùng (Chủ biên) (2011), Giáo trình dẫn luận ngôn ngữ học.

[4]   Bùi Minh Toán, Đặng Thị Lanh (2006), Tiếng Việt: Đại cương - Ngữ âm, Nxb ĐHSPHN.

[5]   Bùi Minh Toán (2008), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb ĐHSPHN.

- Tài liệu tham khảo

[1]    Johnlyons (1996), Nhập môn ngôn ngữ học lí thuyết, Nxb Giáo dục.

[2]   Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục.

[3]   Kasevich V.B (1998), Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học xă hội, Hà Nội.

[4]   Rozdextvenxki Iu.V. (1997), Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[5]   F. de Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học xă hội, Hà Nội.

[6]   Đoàn Thiện Thuật (1997), Ngữ âm tiếng Việt , Nxb ĐH&THCN.

5.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần:

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài về nhà

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: bài tập lớp và bài kiểm tra

- Thời gian kiêm tra, đánh giá giữa kì:

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian tổ chức thi hết môn:

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: 0 từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

5.10. Thang điểm: 10

6. HỌC PHẦN: MINH GIẢI VĂN BẢN HÁN VĂN TRUNG HOA THEO LOẠI THỂ

6.6. Mã học phần: PHIL 125

6.2. Số tín chỉ: 03

6.3. Phân bố thời gian

- Lên lớp:

45 tiết

      + Lý thuyết:

36 tiết

      + Bài tập:

03 tiết

      + Thảo luận:

06 tiết

- Tự học:

90 tiết

6.4. Điều kiện tiên quyết: PHIL 123

6.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lực

- Vận dụng các tri thức chuyên ngành và liên ngành để làm chủ kỹ năng thâm nhập và lí giải các văn bản Hán văn Trung Hoa tiêu biểu ở các thể loại cơ bản: thi ca, luận thuyết, sử truyện, ký, phú, châm, minh, tặng tự…

- Phát triển kỹ năng vận dụng các tri thức về Hán văn cổ để nghiên cứu giá trị của tác phẩm Hán văn Trung Hoa theo thể loại.

- Hình thành kỹ năng nhận thức, vận dụng và phát huy những giá trị truyền thống Phương Đông trong quá trình minh giải văn bản Hán văn Trung Hoa theo thể loại.

- Nhận thức về chức năng và các thao tác của kỹ năng minh giải một văn bản mới, ứng dụng cho tác phẩm đổi mới của chương trình phổ thông.

b. Kiến thức

- Sinh viên nắm vững thêm từ 6.000 đến 6.500 chữ Hán.

- Hệ thống hóa các tri thức có liên quan về từ vựng và ngữ pháp Hán ngữ cổ cũng như các tri thức văn hoá – văn học phương Đông để vận dụng vào minh giải văn bản Hán văn Trung Hoa theo thể loại.

- Củng cố kiến thức về Hán văn Trung Hoa để nâng cao năng lực tự học tập và nghiên cứu.

- Những kiến thức được hệ thống hóa và củng cố là cơ sở để sinh viên Sư phạm Ngữ văn hình thành các kỹ năng chủ động, tích cực và độc lập trong nghiên cứu và giảng dạy các tác phẩm Hán văn Trung Hoa tại nhà trường phổ thông.

6.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần hình thành cho sinh viên những tri thức căn bản về đặc điểm hình thức loại thể của văn bản Hán văn Trung Hoa. Trên cơ sở đó, vận dụng những tri thức về ngôn ngữ văn tự và văn hoá cổ phương Đông để tiến hành tổ chức minh giải những văn bản Hán văn tiêu biểu, gồm các mảng chính: tản văn triết học tiên Tần, tản văn lịch sử, các thể thơ ca - từ phú… qua thực tế thâm nhập và lí giải một cách sâu sắc, chuẩn xác các văn bản tác phẩm Hán văn nói chung.

6.7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Học tập theo hướng dẫn của giảng viên.

- Tích luỹ vốn từ, ngữ pháp có liên quan.

- Sưu tầm tư liệu văn bản và tài liệu học tập.

- Tra cứu từ điển - tự điển chữ Hán.

- Lí giải, dịch chú, bình điểm văn bản Hán văn cổ một cách chủ động.

6.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính

[1]      Đặng Đức Siêu, Ngữ văn Hán Nôm, T3, NXBGD, H. 1989.

[2]      Lê Trí Viễn (CB), Cơ sở ngữ văn Hán Nôm, T2, T3, NXBGD, H, 1985, 1986.

[3]      Trần Lê Sáng (CB), Ngữ văn Hán Nôm, T1,T2,T3, NXBKHXH, H. 2002.

- Tài liệu tham khảo

[1]      Nhiều tác giả, Văn bản Hán văn Trung Hoa, NXBGDVN, H. 2016.

[2]        Đường thi tam bách thủ, (Hành Đường Thoái Sĩ tuyển), NXB Hội Nhà văn, H, 2000.

[3]        Đặng Đức Siêu (CB), Ngữ văn Hán Nôm, Tập 2, NXB ĐHSP, H. 2008.

[4]        I.X.Lixevich, Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000.

[5]        Lưu Hiệp, Văn tâm điêu long, (Trần Thanh Đạm, Phạm Thị Hảo dịch), Nxb Văn học, Hà Nội, 2007.

[6]        Nguyễn Khắc Phi, Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Hoa qua cái nhìn so sánh, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999.

[7]        Đặng Đức Siêu, Văn hóa cổ truyền Phương Đông, Nxb Giáo Dục, H. 2004.

[8]      Cổ văn quan chỉ, Trường thành xuất bản xã, Bắc Kinh, 1999.

[9]      (Các tư liệu văn bản và tài liệu minh giải văn bản Hán văn Trung Hoa có liên quan khác).

6.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần:

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài về nhà

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: bài tập lớp và bài kiểm tra

- Thời gian kiêm tra, đánh giá giữa kì:

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian tổ chức thi hết môn:

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

6.10. Thang điểm: 10

7. HỌC PHẦN: KHUYNH HƯỚNG VĂN HỌC VÀ LOẠI HÌNH TÁC GIẢ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

7. 7. Mã học phần: PHIL 126

7. 2. Số tín chỉ: 04

7. 3. Phân bố thời gian

- Lên lớp:          

60 tiết

    + Lý thuyết:  

48 tiết

    + Bài tập:      

04 tiết

    +Thảo luận: 

08 tiết

- Tự học:          

120 tiết

7. 4. Điều kiện tiên quyết: PHIL 124

7. 5. Mục tiêu của học phần

   a. Năng lực

- Hình thành, phát triển năng lực nghiên cứu chuyên sâu về các khuynh hướng văn học: mối quan hệ giữa văn học với truyền thống dân tộc, với tôn giáo, với hiện thực đời sống xã hội, với thiên nhiên trong sự hình thành các khuynh hướng cảm hứng lớn trong văn học trung đại Việt Nam; năng lực nghiên cứu về tác giả: loại hình tác giả, mối tương quan giữa thời đại và tác giả, giữa tác giả và tác phẩm, giữa tác giả và người tiếp nhận.

- Hình thành, phát triển năng lực dạy học tác phẩm văn học, vấn đề văn học theo khuynh hướng cảm hứng; năng lực gắn kết giữa văn chương với việc xây dựng nhân cách con người; năng lực dạy học tác giả văn học theo loại hình tác giả, tiếp nhận tác phẩm từ loại hình tác giả.

   b. Kiến thức

Về khoa học cơ bản: Những kiến thức về các khuynh hướng cảm hứng lớn trong văn học trung đại Việt Nam; kiến thức về loại hình tác giả trong văn học trung đại Việt Nam; kiến thức chuyên sâu về một số tác giả tiêu biểu.

Về khoa học sư phạm: Phương pháp đọc văn học trung đại Việt Nam theo chủ đề văn học; phương pháp dạy học tác giả văn học theo loại hình tác giả.

7.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Nội dung học phần bao gồm:

- Những khuynh hướng cảm hứng lớn trong văn học trung đại Việt Nam: khuynh hướng cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo, cảm hứng tôn giáo, cảm hứng thế sự,  cảm hứng thiên nhiên; vị trí, đặc điểm, nội dung của từng khuynh hướng; sự tác động qua lại của các khuynh hướng cảm hứng.

- Loại hình tác giả văn học trung đại Việt Nam: tác giả nhà sư, tác giả nhà nho, một số kiểu loại tác giả khác. Những tác giả tiêu biểu: Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương.

- Văn học trung đại với việc xây dựng nhân cách con người thời trung đại.

- Phương pháp dạy học, tiếp nhận tác phẩm theo loại hình tác giả.

7.7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.

7.8. Tài liệu học tập:

            - Sách và giáo trình chính

[1]        Nguyễn Đăng Na (chủ biên) Văn học trung đại Việt Nam, tập 1 và 2, NXB ĐHSP, H, 2007; tập 2 tái bản lần thứ 5, 2013.

[2]      Lã Nhâm Thìn (chủ biên), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, H, 2011

[3]      Bộ sách tham khảo của NXBGD Về tác gia và tác phẩm: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông,  Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương (in các năm 1999, 2001).

[4]      Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, NXBKHXH, 2000.

[5]      Nguyễn Thạch Giang, Đoạn trường tân thanh dưới cái nhìn Nho gia – Thiền gia, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2005.

[6]      Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện, Người dịch: Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Khắc Hanh, NXB ĐHQGHN, 1999.

[7]      Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Lộc biên khảo và chú giải, Những khúc ngâm chọn lọc, 2 tập, NXBGD, H, 1994.

[8]      Thi pháp Truyện Kiều, Trần Đình Sử, NXBGD, H, 2003.

            - Sách tham khảo

[1]        Đoàn Tử Huyến (chủ biên), Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử  - NXB Nghệ An, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2008.

[2]      Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề, Việt Nam ca trù biên khảo, NXB TPHCM, 1994.

[3]      Nhiều tác giả, Ca trù nhìn từ nhiều phía, NXB Văn hóa thông tin, H, 2003.

[4]      Mai Quốc Liên (chủ biên), Cao Bá Quát toàn tập, tập I, II, NXB Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, 2004, 2012.

[5]      Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, 2 tập, NXBĐH và THCN, H, 1980 hoặc NXB Văn học, H, 1997.

[6]      Nguyễn Văn Huyền giới thiệu, Nguyễn Khuyến tác phẩm, NXBKHXH, H, 1984, tái bản NXBTPHCM, 2002.

[7]      Đoàn Hồng Nguyên biên soạn,Tú Xương toàn tập, Trung tâm NCQH, NXB Văn học, 2010.

[8]      Nguyễn Huệ Chi chủ biên, Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ, NXBKHXH, H, 1992, tái bản NXBGD, H, 1994.

[9]      Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX, NXBGD, H, in lần 3, 1999, in lần đầu 1976.

[10]   Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, NXBGD, H, 1999.

[11]   Philippe Devillers, Người Pháp và người Annam, bạn hay thù? Dịch giả: Ngô Văn Quỹ, NXB Tổng hợp TPHCM, 2006.

[12]   Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308) con người và sự nghiệp, Nhiều tác giả, NXB KHXH, H, 2013.

7.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: Tự luận

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì: tháng....

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận/ hoặc vấn đáp

- Thời gian tổ chức thi hết môn: tháng ....

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

7.10. Thang điểm: 10

8. HỌC PHẦN: NHẬP MÔN LÝ LUẬN VĂN HỌC

8.8. Mã học phần: PHIL 221

8.2. Số tín chỉ: 03

8.3. Phân bố thời gian

- Lên lớp:

45 tiết

      + Lý thuyết:

36 tiết

      + Bài tập:

03 tiết

      + Thảo luận:

06 tiết

- Tự học:

90 tiết

8.4. Điều kiện tiên quyết: Không

8.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lực

- Rèn luyện tư duy khái niệm trong giảng dạy văn học.

- Bồi dưỡng năng lực sáng tạo trong thiết kế hoạt động dạy, xây dựng và khai thác tài liệu phục vụ giảng dạy.

- Cung cấp các tri thức công cụ để người học phát triển năng lực tự học, tự đào tạo.

b. Kiến thức

- Cung cấp cho sinh viên các tri thức nền tảng, cốt yếu của Lí luận văn học.

8.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

- Bản chất, đặc trưng của văn học

- Văn học với tư cách là một loại hình nghệ thuật

- Sáng tạo văn học và tiếp nhận văn học

8.7. Nhiệm vụ của sinh viên

Đọc văn bản tác phẩm, giáo trình và tài liệu tham khảo chuẩn bị trước cho giờ lên lớp; Bảo đảm giờ lên lớp, hoàn thành tất cả các bài tập do giáo viên yêu cầu; Tích cực tham gia thảo luận, trả lời câu hỏi; Hệ thống hoá kiến thức sau giờ lên lớp; Viết thu hoạch.

8.8. Tài liệu học tập

           - Sách và giáo trình chính 

[1]         Phương Lựu (Chủ biên), Lí luận văn học tập 1, Văn học - Nhà văn - Bạn đọc, NXB ĐHSPHN, 2002.

[2]    Trần Đình Sử (Chủ biên), Lí luận văn học, Hệ Cao đẳng, T1, NXB ĐHSPHN, 2005.

[3]    G. N Pôxpêlốp (Chủ biên), Dẫn luận Lí luận văn học, NXB Giáo dục 1985- 1986.

           - Sách tham khảo

[1]         Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, H 2004.

[2]         Lã Nguyên, Lí luận văn học - những vấn đề hiện đại, Nxb ĐHSP, H 2012.

[3]         R.Wellek và A.Warren, Lí luận văn học, Nguyễn Mạnh Cường dịch, Nxb Văn học, 2009.

[4]         Antoine Compagnon, Bản mệnh của lí thuyết, Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào dịch, Nxb ĐHSP, H 2006.

[5]         Lộc Phương Thủy (Chủ biên). Lí luận phê bình văn học thế giới thế kỉ XX (2 tập). NXB. Giáo dục, 2007.

[6]         Trần Mạnh Tiến, Lí luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, NXB Đại học Sư phạm, 2013.

8.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần:

           - Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

           - Thái độ: học tập trên lớp và chuẩn bị ở nhà

           - Điểm: 0 hoặc 10

           - Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

           - Hình thức: bài tập lớn và bài kiểm tra

           - Thời gian kiểm tra đánh giá giữa kì:

           - Điểm: từ 0 đến 10

           - Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

           - Hình thức: Tự luận

           - Thời gian tổ chức thi hết môn:

           - Điều kiện dự thi hết môn; Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

           - Điểm: từ 0 đến 10

           - Tỷ trọng: 60%

8.10. Thang điểm: 10

9. HỌC PHẦN: LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN

9.9. Mã học phần: PHIL 222

9.2. Số tín chỉ: 02

9.3 Phân bố thời gian

- Lên lớp:

30 tiết

      + Lý thuyết:

24 tiết

      + Bài tập:

02 tiết                                                           

      + Thảo luận:

04 tiết

- Tự học:

60 tiết

9.4. Điều kiện tiên quyết: Không

9.5. Mục tiêu của học phần

   a. Năng lực

  - Hình thành và định hướng phát triển các năng lực sư phạm Ngữ văn cốt lõi cho sinh viên: năng lực dạy học Ngữ văn, năng lực giáo dục qua môn học, năng lực định hướng sự phát triển cá nhân học sinh, năng lực phát triển cộng đồng nghề và xã hội và năng lực phát triển cá nhân. Cụ thể, kết thúc học phần, sinh viên sẽ:

- Thực hiện được các hoạt động dạy học và giáo dục qua môn học: biết phát triển chương trình ngữ văn nhà trường và lớp học, chủ động tiếp cận, lựa chọn và vận dụng các phương pháp, biện pháp, hình thức, phương tiện dạy học Ngữ văn; thiết kế được bài học Ngữ văn và thực hiện kế hoạch bài học, sử dụng được các công cụ đánh giá quá trình và kết quả học tập Ngữ văn của học sinh.

- Hình thành và bồi dưỡng tình yêu nghề, ý thức tự học, tự rèn luyện để trở thành người giáo viên Ngữ văn ở trường trung học trong tương lai, biết tự đánh giá năng lực sư phạm để lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bản thân.

   b. Kiến thức

- Các khái niệm căn bản về phương pháp dạy học Ngữ văn làm công cụ nghiên cứu, vận dụng lí luận và thực tiễn nghề nghiệp.

 - Quá trình phát triển của lĩnh vực phương pháp dạy học Ngữ văn; phân tích, đánh giá thực tiễn dạy học bộ môn để xác định các yêu cầu phát triển nghề nghiệp đặt ra cho người giáo viên Ngữ văn.

9.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

            Học phần cung cấp tri thức khái quát về các khái niệm, vấn đề cơ bản của phương pháp dạy học Ngữ văn làm công cụ nghiên cứu, vận dụng lí luận và thực tiễn cho sinh viên sư phạm. Học phần bao gồm: khoa học về phương pháp dạy học Ngữ văn; vị trí, ý nghĩa, tính chất của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông; quan điểm xây dựng và phát triển chương trình Ngữ văn phổ thông; cơ chế dạy học bộ môn; các nguyên tắc và phương pháp, hình thức, phương tiện, chiến thuật dạy học Ngữ văn;  thiết kế bài dạy học; đánh giá quá trình và kết quả học tập Ngữ văn của học sinh.

9.7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.

9.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính

[1]        Lê A (chủ biên), Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục, H.1996.

[2]      Phan Trọng Luận (chủ biên), Giáo trình Phương pháp dạy học văn,  tập 1, NXB Giáo dục, 2009.

[3]      Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, H. 2006.

[4]      Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Ngữ văn, Sách giáo viên Ngữ văn (bộ Cơ bản và Nâng cao) lớp 10, 11, 12; Sách giáo khoa Ngữ văn, Sách giáo viên Ngữ văn THCS.

[5]      Đỗ Ngọc Thống, Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam, NXB Giáo dục, H. 2019.

- Sách tham khảo

[1]        Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường NXB Giáo dục, 2009.

[2]      Nguyễn Ái Học, Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn, NXB Giáo dục, H. 2010.

[3]      Trần Bá Hoành, Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình sách giáo khoa, NXB Đại học Sư Phạm, 2007.

[4]      Nguyễn Thuý Hồng, Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở THCS và THPT, NXB Giáo dục, H. 2007.

[5]      Nguyễn Thanh Hùng, Hiểu văn dạy văn, NXB Giáo dục, H. 2000

[6]      Phạm Thị Thu Hương, Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, H. 2012.

[7]      Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, H. 2005

[8]      Phan Trọng Luận, Văn học nhà trường những điểm nhìn, NXB Đại học Sư phạm, H. 2019.

[9]      Z.Ia.Red chủ biên, Phan Thiều dịch, Phương pháp luận giảng dạy văn học, Hà Nội, 1976.

[10]   Richard W.Beach - James D.Marshall, Teaching literature in the secondary school, Harcourt Brace Jovanovich. 1999.

[11]   Elaine Showalter, Teaching literature, Blackwell publishing, 2003

9.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi.

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì:

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận/ hoặc vấn đáp

- Thời gian tổ chức thi hết môn:

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

9.10. Thang điểm: 10

 

10. HỌC PHẦN: HỆ THỐNG THỂ LOẠI VÀ NGÔN NGỮ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIÊT NAM

10.10. Mã học phần: PHIL 229

10.2. Số tín chỉ02

10.3. Phân bố thời gian

- Lên lớp:          30 tiết

 

   + Lý thuyết:   24 tiết

 

   + Bài tập:       02 tiết

 

   + Thảo luận:  04 tiết

 

- Tự học:           60 tiết

 

10.4. Điều kiện tiên quyếtPHIL 124

10.5. Mục tiêu của học phần

   a. Năng lực

- Hình thành, phát triển năng lực nghiên cứu văn học theo hướng chuyên sâu về thể loại và ngôn ngữ; năng lực đọc văn học trung đại theo kiểu văn bản; năng lực phân tích nhân vật theo thể loại.

- Hình thành, phát triển năng lực dạy học văn học trung đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại và ngôn ngữ.

   b. Kiến thức

Về khoa học cơ bản: Những kiến thức chung về hệ thống thể loại, kiến thức chuyên sâu về một số thể loại lớn của văn học trung đại Việt Nam; những kiến thức chung về hệ thống ngôn ngữ, kiến thức chuyên sâu về văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

Về khoa học sư phạm: Phương pháp đọc văn bản văn học trung đại theo thể loại, theo đặc trưng ngôn ngữ Hán - Nôm.

10.6Mô tả vắn tắt nội dung học phần

- Hệ thống thể loại văn học trung đại Việt Nam: Khái quát quá trình phát triển thể loại văn học trung đại Việt Nam; quan điểm, tiêu chí và các hướng phân chia hệ thống thể loại văn học; những thể loại văn học lớn.

- Hệ thống ngôn ngữ văn học trung đại Việt Nam: Khái quát quá trình phát triển ngôn ngữ văn học trung đại Việt Nam; ngôn ngữ văn học chữ Hán; ngôn ngữ văn học chữ Nôm.

- Phương pháp đọc văn học trung đại theo kiểu văn bản; phương pháp phân tích nhân vật theo thể loại.

10.7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.

10.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính

[1]         Lã Nhâm Thìn, Thơ Nôm Đường luật, NXBGD, H, 1997.

[2]       Nguyễn Thị Nương, Con người Nguyễn Du qua thơ chữ Hán, NXBĐHSP, H, 2009.

[3]       Nguyễn Thị Nhàn, Thi pháp cốt truyện Truyện thơ Nôm và Truyện Kiều, NXBĐHSP, H, 2009.

[4]       Nguyễn Đăng Na, Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, 3 tập (Truyện ngắn, Ký, Tiểu thuyết chương hồi), NXB Giáo dục, H, 2000, 20010.

- Sách tham khảo

[1]         Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, NXBĐHQGHN, In lần thứ tư, 2003.

[2]       Phan Cự Đệ (chủ biên), Truyện ngắn Việt Nam, Lịch sử - Thi pháp – Chân dung, NXB Giáo dục, 2007.

[3]       Trần Nghĩa (chủ biên), Tổng tập Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, 4 tập, NXB Thế giới, 1997.

[4]       Trần Ích Nguyên, Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục, NXB Văn học, 2000.

[5]       2. Lã Nhâm Thìn, Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, NXB Giáo dục Việt Nam, H 2009.

[6]       Nguyễn Huệ Chi (chủ biên), Truyện truyền kì Việt Nam (3 quyển), NXB Giáo dục, 1999.

[7]       Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề, Việt Nam ca trù biên khảo, NXB TPHCM, 1994.

[8]       Nhiều tác giả, Ca trù nhìn từ nhiều phía, NXB Văn hóa thông tin, H, 2003.

[9]       Jeon Hye Kyung (Toàn Huệ Khanh), Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kì Hàn Quốc - Trung Quốc - Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

[10]    Bùi Duy Tân Khảo và luận một số tác gia – tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, tập I, NXBGD, H, 1999.

[11]    Hoàng Hữu Yên, Đọc và nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, NXB ĐHSP, H, 20110.

[12]    Nguyễn Thị Nhàn, Thi pháp cốt truyện Truyện thơ Nôm và Truyện Kiều, NXBĐHSP, H, 2009.

10.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi.

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì: tháng....

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận/ hoặc vấn đáp

- Thời gian tổ chức thi hết môn: tháng ....

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

10.10. Thang điểm: 10

 

11. HỌC PHẦN: MINH GIẢI VĂN BẢN HÁN VĂN VIỆT NAM THEO LOẠI THỂ

11.1. Mã học phần PHIL 231

11.2. Số tín chỉ: 03

11.3. Phân bố thời gian

- Lên lớp:

45 tiết

      + Lý thuyết:

36 tiết

      + Bài tập:

03 tiết

      + Thực hành:

06 tiết

- Tự học:

90 tiết

11.4. Điều kiện tiên quyết: PHIL 131

11.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lực

- Vận dụng các tri thức chuyên ngành và liên ngành để làm chủ kỹ năng thâm nhập và lí giải các văn bản Hán văn Việt Nam tiêu biểu ở các thể loại cơ bản: thi ca, tản văn, biền văn.

- Phát triển kỹ năng vận dụng các tri thức về Hán văn cổ để nghiên cứu giá trị của tác phẩm Hán văn Việt Nam theo thể loại. Hình thành kỹ năng nhận thức, vận dụng và phát huy những giá trị truyền thống Việt Nam trong quá trình minh giải văn bản Hán văn Việt Nam theo thể loại.

- Nhận thức về chức năng và các thao tác của kỹ năng minh giải một văn bản mới, ứng dụng cho tác phẩm đổi mới của chương trình Phổ thông.

b. Kiến thức

- Sinh viên nắm vững thêm từ 112.000 đến 112.500 chữ Hán.

- Hệ thống hóa các tri thức có liên quan về từ vựng và ngữ pháp Hán ngữ cổ cũng như các tri thức văn hoá – văn học Việt Nam để vận dụng vào minh giải văn bản Hán văn Việt Nam theo thể loại. Củng cố kiến thức về Hán văn Việt Nam để nâng cao năng lực tự học tập và nghiên cứu.

- Những kiến thức được hệ thống hóa và củng cố là cơ sở để sinh viên Sư phạm Ngữ văn có thể hình thành các kỹ năng chủ động, tích cực và độc lập trong nghiên cứu và giảng dạy các tác phẩm Hán văn Việt Nam tại nhà trường phổ thông.

11.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

- Học phần hình thành cho sinh viên những tri thức cốt lõi về đặc điểm hình thức thể loại văn bản Hán văn Việt Nam, so sánh với Trung Hoa.

- Trên cơ sở đó, vận dụng các tri thức chuyên ngành và liên ngành để tổ chức minh giải các văn bản Hán văn tiêu biểu ở các loại thể. Các văn bản này phần lớn có mặt trong nhà trường phổ thông các cấp, vì thế các tri thức về loại thể, văn tự, từ pháp, tư tưởng… được cung cấp có ý nghĩa thiết thực đối với công tác giảng dạy.

11.7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Học tập theo hướng dẫn của giảng viên.

- Tích luỹ vốn từ, ngữ pháp có liên quan.

- Sưu tầm tư liệu văn bản và tài liệu học tập.

- Tra cứu từ điển - tự điển chữ Hán.

- Lí giải, dịch chú, bình điểm văn bản Hán văn cổ một cách chủ động.

11.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trính chính

[1]       Đặng Đức Siêu, Ngữ văn Hán Nôm, T2, NXBGD, H. 1988.

[2]       Lê Trí Viễn (CB), Cơ sở ngữ văn Hán Nôm, T2, T3, NXBGD, H. 1985, 1986.

[3]       Nhiều tác giả, Văn bản Hán văn Việt Nam, NXBGDVN, H. 201112.

- Tài liệu tham khảo

[1]       Trần Lê Sáng (CB), Ngữ văn Hán Nôm T2,T3,T4. NXBKHXH, H., 2004.

[2]       Trần Thị Kim Anh – Hoàng Hồng Cẩm (biên soạn), Các thể văn chữ Hán Việt Nam, NXB KHXH, H., 2010.

[3]       Nguyễn Đăng Na, Con đường giải mã văn học trung đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.

[4]       Phan Hữu Nghệ, Phân tích văn bản một số tác phẩm Hán Nôm tiêu biểu, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2003.

[5]       Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, 2006.

[6]       Trịnh Khắc Mạnh, Một số vấn đề về văn bia Việt Nam, NXB.KHXH, H., 2008.

[7]       Nguyễn Văn Nguyên, Tấu, biểu đấu tranh ngoại giao của Nguyễn Trãi, NXB Thế giới, H, 2003.

[8]       Trần Đình Sử, Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb, ĐHQGHN, H, 2005.

[9]       Đặng Đức Siêu, Nguyễn Ngọc San (CB), Ngữ văn Hán Nôm, T3, NXB ĐHSP, H, 2009.

[10]    (Các tư liệu văn bản và tài liệu minh giải văn bản Hán văn Việt Nam có liên quan khác)

11.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần:

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài về nhà

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: bài tập lớp và bài kiểm tra

- Thời gian kiêm tra, đánh giá giữa kì:

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian tổ chức thi hết môn:

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

11.10. Thang điểm: 10

 

12. HỌC PHẦN: TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT TRONG HỆ THỐNG VÀ TRONG SỬ DỤNG

12.1. Mã học phần PHIL 233

12.2. Số tín chỉ: 02

12.3 Phân bố thời gian

- Lên lớp:             30 tiết                     

 

     + Lý thuyết:    24 tiết               

 

     + Bài tập:        02 tiết                       

 

     + Thảo luận:   04 tiết                   

 

- Tự học:              60 tiết                 

 

12.4. Điều kiện tiên quyết: Không

12.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lực

- Hình thành và phát triển năng lực phân tích những hiện tượng của từ  trong hệ thống.

- Hình thành, phát triển năng lực sử dụng từ, năng lực lĩnh hội từ trong hoạt động giao tiếp.

- Hình thành và phát triển năng lực chuyển hóa kiến thức cơ bản về từ tiếng Việt thành năng lực truyền dẫn giá trị văn học, giá trị văn hóa vào thực tiễn giảng dạy môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông cũng như trong đời sống của xã hội hiện đại.

b. Kiến thức

- Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về đặc điểm của từ tiếng Việt trong hệ thống ngôn ngữ trên các phương diện đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa; sự biến đổi và chuyển hóa những thuộc tính vốn có của từ trong sử dụng, trong hoạt động giao tiếp.

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức về nguyên tắc sử dụng từ trong hoạt động giao tiếp; một số lỗi thường mắc khi sử dụng từ và cách chữa lỗi.  

12.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

 Học phần bao gồm hai nội dung chính: (i) đặc điểm của từ tiếng Việt trong hệ thống và (ii) đặc điểm của từ trong sử dụng. Từ kiến thức đại cương về từ tiếng Việt, học phần tập trung vào đặc điểm cấu tạo từ , nghĩa của từ, các thành phần nghĩa của từ, hiện tuợng nhiều, trường nghĩa và quan hệ ngữ nghĩa trong trường nghĩa, các lớp từ trong tiếng Việt. Trên cơ sở đó, học phần hướng tới nội dung sử dụng từ, lính hội từ trong giao tiếp nói chung và lĩnh hội từ trong tác phẩm văn học nói riêng.

12.7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.

12.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính

[1]    Đỗ Hữu Châu, Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, H, 2001 (tái bản).

[2]    Đỗ Việt Hùng, Giáo trình từ vựng học, NXB Giáo dục, H, 20112.

 - Sách tham khảo

[1]    Đỗ Hữu Châu, Giáo trình từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt (Dùng cho hệ tại chức và từ xa), NXB Giáo dục, 2002.

[2]    Đỗ Hữu Châu, Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, NXB ĐHQG Hà Nội, 1997.

[3]    Đỗ Việt Hùng, Ngữ nghĩa học từ bình diện hệ thống đến hoạt động, NXB ĐHSP, H, 2013.

[4]    Hoàng Văn Hành, Từ và cấu trúc của từ tiếng Việt, KHXH, H, 1995.

[5]    Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999.

[6]    Bùi Minh Toán, Từ trong hoạt động giao tiếp, NXB Giáo dục, 1999.

12.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi.

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì: tháng 4

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận/ hoặc vấn đáp

- Thời gian tổ chức thi hết môn: tháng 6

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

12.10. Thang điểm: 10

 

13. HỌC PHẦN: DẪN LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TỪ 1900 ĐẾN NAY

13.1. Mã học phần: PHIL 234

13.2. Số tín chỉ: 02

13.3. Phân bố thời gian

- Lên lớp:

30 tiết

      + Lý thuyết:

24 tiết

      + Bài tập:

02 tiết

      + Thảo luận:

04 tiết

- Tự học:

60 tiết


13.4. Điều kiện tiên quyết: Không

13.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lực

- Hình thành, phát triển năng lực nghiên cứu văn họcViệt Nam hiện đại: năng lực tiếp cận, hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề cơ bản của văn học; năng lực khám phá giá trị nhân văn, thẩm mỹ của văn học Việt Nam hiện đại.

- Hình thành, phát triển năng lực dạy học văn học Việt Nam hiện đại: năng lực tổ chức bài học, giờ học, năng lực kiểm tra đánh giá, năng lực chuyển hóa những giá trị nhân văn, thẩm mỹ của văn học Việt Nam hiện đại thành giá trị sống ở người học.

b. Kiến thức

Về khoa học cơ bản: Cung cấp cái nhìn tổng quan, những kiến thức đại cương về văn học hiện đại Việt Nam (hoàn cảnh lịch sử, văn hóa xã hôi; các khuynh hướng và trào lưu; các thể loại văn học chính); phương pháp nghiên cứu văn học hiện đại Việt Nam. Chuẩn bị cho SV học những học phần tiếp theo của văn học hiện đại Việt Nam.

Về khoa học sư phạm: Phương pháp dạy học bài khái quát văn học Việt Nam hiện đại.

13.6. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Nội dung học phần bao gồm:

- Những kiến thức cơ bản về những vấn đề chung của lịch sử văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến 1945, diện mạo, qui luật phát triển và đặc điểm cơ bản, những khuynh hướng, trào lưu và bộ phận chính của văn học Việt Nam hiện đại qua các thời kì. Những thể loại chính của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay.

- Phương pháp nghiên cứu văn học hiện đại Việt Nam: nghiên cứu văn học trong mối tương quan với các phạm trù lịch sử, tư tưởng, văn hóa hiện đại; đặc biệt là trong sự tiếp biến với văn học phương Tây và văn học thế giới.

- Phương pháp dạy học văn học hiện đại Việt Nam: giải mã văn học từ mã văn hóa, dạy học văn học từ đặc trưng thi pháp pháp thể loại.

13.7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.

13.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính

[1]        Huy Cận, Hà Minh Đức (Chủ biên), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca­ (Nhân kỉ niệm 60 năm phong trào Thơ mới), NXB Giáo dục, H. 1992.

[2]      Nguyễn Đức Đàn, Mấy vấn đề về văn học hiện thực phê phán Việt Nam, Nxb Văn hóa, H, 1968.

[3]      Hà Minh Đức (Chủ biên), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXB Chính trị Quốc gia, H. 2002.

[4]      Phan Cự Đệ. Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (2 tập), Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, H., 1975.

[5]      Phan Cự Đệ, Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945), NXB Giáo dục, H. 1997.

[6]      Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu - Nguyễn Trác - Nguyễn Hoành Khung - Lê Chí Dũng - Hà Văn Đức, Văn học Việt Nam (1900 – 1945), NXB Giáo dục, 1998.

[7]      Phan Cự Đệ (Chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục, H., 2004.

[8]      Trần Đình Hượu, Thực tại, cái thực và vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong văn học hiện thực, in trong Văn học và hiện thực, NXB Khoa học xã hội, H. , 1990.

[9]        Nguyễn Hoành Khung, Lời giới thiệu “Văn xuôi lãng mạn Việt Nam”, NXB Khoa học Xã hội, H., 1988.

[10]   Mã Giang Lân, Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, NXB Giáo dục, H., 2000.

[11]   Nguyễn Văn Long, Văn học Việt Nam hiện đại – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.

[12]   Phong Lê, Phác thảo văn học Việt Nam hiện đại (thế kỷ XX), NXB Tri thức, 2013.

[13]   Huỳnh Lý - Hoàng Dung - Nguyễn Hoành Khung – Nguyễn Đăng Mạnh – Nguyễn Trác, Lịch sử văn học Việt Nam, tập V, phần I và phần II, NXB Giáo dục (tái bản), 1978.

[14]   Đặng Thai Mai, Thơ văn cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, NXB Văn học, H., 1974.

[15]   Nguyễn Đăng Mạnh, Khải luận “Tổng tập văn học Việt Nam”, tập 30A, NXB Khoa học Xã hội, 19813.

[16]   Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III, Quốc học tùng thư, Sài Gòn, 19613.

[17]   Nhiều tác giả. Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX (1900 – 1930), NXB Văn học. H., 1973.

[18]   Nhiều tác giả, Cách mạng, kháng chiến và đời sống văn học, NXB Khoa học Xã hội, 1995.

[19]   Nhiều tác giả, 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996.

[20]   Vũ Ngọc Phan. Nhà văn hiện đại, NXB Tân Dân, H., 1944.

[21]   Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học (tái bản), 1993.

[22]   Trần Đăng Suyền, Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013.

- Sách tham khảo

[1]        Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác - Lịch sử văn học Việt Nam, tập V, phần I và phần II, NXB Giáo dục, H. 1978.

[2]        Đặng Thai Mai, Thơ văn cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, NXB Văn học, H., 1974.

[3]        Nguyễn Đăng Mạnh - Khải luận, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A - Nxb Khoa học xã hội, H, 19813.

[4]      Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập III), Quốc học tùng thư, Sài Gòn, 19613.

[5]      Nhiều tác giả, Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX (1900 - 1930) - Nxb Văn học, H, 1973.

[6]      Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, NXB Tân Dân, H. 1944.

[7]      Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, H. 1993 (tái bản).

13.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi.

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì:

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận/ hoặc vấn đáp

- Thời gian tổ chức thi hết môn:

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

13.10. Thang điểm: 10

14. HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH

14.1. Mã học phần: PHIL 235

14.2. Số tín chỉ: 03

14.3 Phân bố thời gian

- Lên lớp:            45 tiết

 

    + Lý thuyết:    36 tiết

 

    + Bài tập:        03 tiết

 

    + Thảo luận:   06 tiết

 

- Tự học:             90 tiết

 

14.4. Điều kiện tiên quyết: PHIL 222

14.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lực

   Phát triển các năng lực sư phạm Ngữ văn cốt lõi cho sinh viên: Năng lực dạy học Ngữ văn; Năng lực giáo dục qua môn học; Năng lực định hướng sự phát triển cá nhân học sinh; Năng lực phát triển cộng đồng nghề và xã hội; Năng lực phát triển cá nhân. Cụ thể là SV có khả năng tổ chức và thực hiện thuần thục các hoạt động dạy học Ngữ văn ở trường trung học nhằm phát triển năng lực giao tiếp và năng lực tiếp nhận văn học của học sinh: Vận dụng các phương pháp, biện pháp,... dạy học Ngữ văn;  thiết kế và thực thi thiết kế bài học; đánh giá quá trình và kết quả học tập Ngữ văn của học sinh; xây dựng môi trường học tập tích cực, đậm đà màu sắc văn chương; xây dựng và tổ chức các hoạt động học tập Ngữ văn của học sinh,...

b. Kiến thức

   Xác định được các khái niệm căn bản về năng lực Ngữ văn của học sinh, các phương pháp luận, phương pháp, biện pháp, phương tiện, hình thức tổ chức,...làm công cụ nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy học bộ môn Ngữ văn ở trường trung học.

14.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

            - Những vấn đề cơ bản về năng lực Ngữ văn của học sinh: Năng lực giao tiếp và Năng lực tiếp nhận văn học.

- Tổ chức dạy học và đánh giá nhằm phát triển năng lực Ngữ văn của học sinh, qua đó phát huy tốt khả năng giáo dục, bồi dưỡng tình cảm thẩm mĩ, nhân văn, giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh.

14.7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.

14.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính

[1]           Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1997), Phương pháp dạy học         tiếng Việt, NXB Giáo dục.

[2]        Diệp Quang Ban (2012), Giao tiếp, Diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, NXB Giáo dục Việt Nam.

[3]        Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGD & ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), NXB Giáo dục.

[4]        Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa môn Ngữ văn 6,7, 8,9 10, 11, 12, NXB Giáo dục.

[5]        Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo viên môn Ngữ văn 6,7, 8, 9, 10, 11, 12, NXB Giáo dục.

[6]        Phan Trọng Luận (chủ biên). Giáo trình Phương pháp dạy học văn,  tập 1,2  NXB Giáo dục, 2001

- Tài liệu tham khảo

[1]        Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm.

[2]      Hoàng Hoà Bình - Nguyễn Minh Thuyết (2012), Phương pháp dạy học Tiếng Việt nhìn từ tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam.

[3]      Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường NXB Giáo dục, 2009.

[4]      Hữu Đạt (2000), Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[5]      Nguyễn Ái Học, Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn, NXB Giáo dục, H. 2010.

[6]      Nguyễn Thuý Hồng, Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở THCS và THPT, NXB Giáo dục, H. 2007.

[7]      Nguyễn Thanh Hùng, Hiểu văn dạy văn, NXB Giáo dục, H. 2000

[8]      Phạm Thị Thu Hương, Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, H. 2012.

[9]      Phan Trọng Luận, Văn học nhà trường những điểm nhìn, NXB Đại học Sư phạm, H. 20114.

[10]   Taffy E. Raphael – Efrieda H. Hiebert, Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản, ĐH Cần Thơ dịch, NXB Đại học Sư phạm, H.2007.

[11]   Nguyễn Trí (2009), Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam.

[12]   Z.Ia.Red chủ biên, Phan Thiều dịch, Phương pháp luận giảng dạy văn học, Hà Nội, 1976.

[13]   Richard W.Beach - James D.Marshall, Teaching literature in the secondary school, Harcourt Brace Jovanovich. 19914.

[14]   Louise M. Rosenblatt, The Reader the Text the Poem- The transactional theory of the literary work, Southern Illinois University Press. 1994.

[15]   Richard Beach, A teacher’s introduction to Reader- response theories, Nationnal Council of teachers of English, 1993.

14.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi.

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì: tháng 4

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận/ hoặc vấn đáp

- Thời gian tổ chức thi hết môn: tháng 5

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

14.10. Thang điểm: 10

15. HỌC PHẦN: TÁC PHẨM VÀ LOẠI THỂ VĂN HỌC

15.1. Mã học phần: PHIL 315

15.2. Số tín chỉ: 03

15.3 Phân bố thời gian

- Lên lớp:

45 tiết

     

      + Lý thuyết:

36 tiết

     

      + Bài tập:

03 tiết

     

      + Thảo luận:

06 tiết

     

- Tự học:

60 tiết

   

 

15.4. Điều kiện tiên quyếtPHIL 221

15.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lực

- Rèn luyện tư duy khái niệm trong giảng dạy văn học.

- Bồi dưỡng năng lực sáng tạo trong thiết kế hoạt động dạy, xây dựng và khai thác tài liệu phục vụ giảng dạy.

- Cung cấp các tri thức công cụ để người học phát triển năng lực tự học, tự đào tạo.

b. Kiến thức

Cung cấp những kiến thức cơ bản về văn bản tác phẩm văn học (tính chỉnh thể về nội dung và hình thức) và thể loại văn học (trữ tình, tự sự, ký, kịch, văn chính luận, các thể văn chư­ơng cổ, trên cơ sở đó để b­ước đầu có kĩ năng phân tích tác phẩm theo cấu trúc và loại thể.

15.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

           Quan niệm về văn bản và tác phẩm; Những cấu trúc thể loại của văn bản; Các thể loại văn học cụ thể và mối quan hệ của nó trong đời sống văn học.

15.7. Nhiệm vụ của sinh viên

           Đọc văn bản tác phẩm, giáo trình và tài liệu tham khảo chuẩn bị trước cho giờ lên lớp; Bảo đảm giờ lên lớp, hoàn thành tất cả các bài tập do giáo viên yêu cầu; Tích cực tham gia thảo luận, trả lời câu hỏi; Hệ thống hoá kiến thức sau giờ lên lớp; Viết thu hoạch.

15.8. Tài liệu học tập

           - Sách và giáo trình chính

[1]        Trần Đình Sử (Chủ biên), Lý luận văn học - Tác phẩm và thể loại văn học. Tập II,  NXB ĐHSPHN, HN. 2008.

[2]        Ph­ương Lựu, Trần Đình Sử, bộ Giáo trình Lý luận văn học. NXB, Giáo dục, HN, 1995.

           - Tài liệu tham khảo

[1]        Lộc Phương Thủy (cb), Lí luận phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, 2 tập, Nxb Giaó dục Đà Nẵng, 2007.

[2]        Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, H 2004.

[3]        Lã Nguyên, Lí luận văn học- những vấn đề hiện đại, Nxb ĐHSP, H 2012

[4]        R.Wellek và A.Warren, Lí luận văn học, Nguyễn Mạnh Cường dịch, Nxb Văn học, 2009.

[5]        Trần Đình Sử (cb), Tự sự học, 2 tập, Nxb  ĐHSP, H 2004/2008.

15.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi.

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì:

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận/ hoặc vấn đáp

- Thời gian tổ chức thi hết môn:

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

15.10. Thang điểm: 10

16. HỌC PHẦN: CÁC THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU VĂN HỌC CHÂU Á

16.1. Mã học phần: PHIL 301

16.2. Số tín chỉ: 04

16.3 Phân bố thời gian

- Lên lớp:              60  tiết

 

   + Lý thuyết:     48  tiết

 

   + Bài tập:         04  tiết

 

   + Thảo luận:    08  tiết

 

- Tự học:               120 tiết

 

16.4. Điều kiện tiên quyết: Không

16.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lực

- Hình thành, phát triển năng lực đọc, xác định loại hình, hệ thống hóa các dạng thức văn bản tác phẩm văn học (dịch) các nước Châu Á thuộc các thể loại khác nhau từ góc độ thi pháp học văn bản, văn hóa học.

Vận dụng được kiến thức văn hóa (tôn giáo – triết học)lịch sử, xã hội để tìm hiểu các tác phẩm văn học châu Á trong chương trình trung học và đại học, từ đó chỉ ra những đặc trưng dân tộc trong các tác phẩm đó về nội dung và nghệ thuật.

- Hình thành, phát triển năng lực khám phá giá trị nhân văn, thẩm mỹ của một bộ phận văn học thế giới (văn học Châu Á), liên hệ với các bộ phận văn học khác của thế giới và Việt Nam, năng lực chuyển hóa giá trị thẩm mỹ thành giá trị sống.

- Rèn luyện kỹ năng, khả năng ứng dụng kiến thức đã học về các thể loại, tác gia, tác phẩm trong học phần để soạn, giảng tốt những thê loại, tác gia, tác phẩm của học phần được giảng dạy ở phổ thông.

b. Kiến thức

- Nắm được tiến trình phát triển của văn học châu Á từ khởi thủy đến đương đại gắn với sự phát triển của các thể loại tiêu biểu.

- Nắm được những đặc điểm cơ bản và nổi bật của văn học châu Á qua từng thời kỳ trong sự so sánh với văn học các khu vực khác.

-  Nắm được những đặc điểm cơ bản của văn học từng nước (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản).

- Nắm được đặc điểm nghệ thuật và nội dung tư tưởng của một số tác gia tiêu biểu trong chương trình của từng nền văn học (Lý Bạch, Đỗ Phủ, La Quán Trung, Lỗ Tấn, Valmiki, R. Tagore, M. Basho...) cũng nhý tác phẩm của họ đýợc giảng dạy trong chýőng trình.

16.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về các tác phẩm tiêu biểu và các thể loại văn học Châu Á từ thời Cổ đại đến Cận – Hiện đại như một bộ phận của văn học – văn hóa thế giới, củng cố kiến thức lý luận văn học, văn hóa. Hình thành, phát triển năng lực đọc, xác định loại hình, hệ thống hóa các dạng thức văn bản tác phẩm văn học (dịch) các nước Châu Á thuộc các thể loại khác nhau từ góc độ thi pháp học văn bản, văn hóa học. Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về các tác phẩm tiêu biểu và các thể loại văn học Châu Á như một bộ phận của văn học – văn hóa thế giới. Đồng thời, qua học phần hình thành cho sinh viên kỹ năng soạn giảng các bài giảng của học phần ở phổ thông sao cho nổi bật những đặc trưng mỗi nước, và đặc trưng phương Đông trong mỗi tác phẩm.

16.7.  Nhiệm vụ của sinh viên

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.

16.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính

[1]         Lịch sử văn học Trung Quốc, Sở Nghiên cứu Văn học, Viện KHXH TQ, Nxb Giáo dục, 1997.

[2]         Lưu Đức Trung, Văn học Ấn Độ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007.

[3]         Lưu Đức Trung: Văn học Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003.

[4]         Nhật Chiêu, Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1861, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003.

[5]         Cao Huy Đỉnh, Tuyển tập tác phẩm, Nxb Lao động, Hà Nội, 2004.

[6]         Trần Lê Bảo, Giáo trình Văn học Châu Á 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002.

- Sách tham khảo

[1]         Nguyễn Khắc Phi, Thơ văn cổ Trung Hoa – Mảnh đất quen mà lạ, Nxb Giáo dục, 1999.

[2]         Trần Lê Bảo, Giải mã văn học từ mã văn hóa, Nxb ĐHQG, Hà Nội, 20116.

[3]         Nguyễn Thị Mai Chanh, Nghệ thuật tự sự của Lỗ Tấn qua hai tập Gào thét, Bàng hoàng, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010.

[4]         Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, Về thi pháp thơ Đường, Nxb Đà Nẵng, 1997.

[5]         Nguyễn Thị Bích Hải, Thi pháp thơ Đường, Nxb Thuận Hóa, 2006.

[6]         Lỗ Tấn, Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, Nxb Văn hóa, 1996.

[7]         Lưu Đức Trung, Trần Lê Bảo, Phạm Hải Anh, Hợp tuyển Văn học Châu Á 1, Nxb ĐHQG, 1999.

[8]         Nguyễn Nam Trân, Tổng quan văn học Nhật Bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2012

[9]         Phan Thu Hiền, Sử thi Ấn Độ (Mahabharata), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999.

[10]    Đỗ Thu Hà, R.Tagore Văn và người, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2007.

[11]    Y.Kawabata, Tuyển tập tác phẩm, Nxb Lao động, Hà Nội, 2004.

[12]    Nguyễn Thị Mai Liên, Tư tưởng tôn giáo – triết học trong văn học Cổ - Trung đại Ấn Độ, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2014.

[13]    Nguyễn Thị Diệu Linh, Tào Tuyết Cần - Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, Nxb ĐHSP, 2006.

[14]    Trần Thị Thu Hương, Vương Duy – Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, Nxb ĐHSP, 2006.

[15]    Đức Ninh: Văn học Đông Nam Á, Nxb ĐHQG, Hà Nội, 2005.

16.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: Tự luận

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì: tháng 4

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận/ hoặc vấn đáp

- Thời gian tổ chức thi hết môn: tháng 6

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

16.10. Thang điểm: 10

17. HỌC PHẦN: HỆ THỐNG THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1900 – 1945

17.1. Mã học phần: PHIL 302

17.2. Số tín chỉ: 05

17.3. Phân bố thời gian

- Lên lớp:                 75 tiết                     

 

+ Lý thuyết:      60 tiết               

 

+ Bài tập:          05 tiết                       

 

+ Thảo luận:     10 tiết                   

 

- Tự học:                 150 tiết                 

 

17.4. Điều kiện tiên quyết: PHIL 234

17.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lực

 - Nắm được hệ thống những tác giả tiêu biểu gắn với những thể loại tiêu biểu; thấy được mỗi tác giả vừa là sự kết tinh cho sự vận động của lịch sử văn học, của thể loại văn học và cá tính sáng tạo.

- Cảm nhận giá trị thẩm mỹ của tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Biết vận dụng các tri thức thể loại để đọc những tác phẩm khác nhau nhưng có cùng đặc trưng thể loại.

b. Kiến thức:

- Lý thuyết về thể loại

- Lí thuyết về phong cách tác giả

- Hệ thống thể loại phong phú và phức tạp của văn học Việt Nam thời kì hiện đại hóa từ 1900 - 1945 gắn với những định dạng văn bản tiêu biểu.

- Hệ thống tác giả đa dạng và tiêu biểu của văn học Việt Nam từ 1900 – 1945.

17.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Trên cơ sở lý thuyết về thể loại và phong cách tác giả, cung cấp cho người học một hệ thống những tác giả tiêu biểu nhất. Ở mỗi tác giả đều làm rõ những kiến thức cơ bản về tiểu sử, sự nghiệp văn học, vị trí văn học sử, phong cách nghệ thuật và đặc biệt nhấn mạnh đến những đóng góp về thể loại gắn với những kiểu tổ chức văn bản đặc thù.

17.7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.

17.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính

[1]         Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, H, 2004.

[2]       Phan Cự Đệ, Tiểu thuyết Việt nam hiện đại, Nxb ĐH và THCN, H, 1978.

[3]       Phan Cự Đệ, Tự lực văn đoàn – Con người và văn chương, Nxb Văn học, H, 1990.

[4]       Hà Minh Đức, Nhìn lại văn học Việt nam thế kỉ XX, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2002.

[5]       Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng, Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, Nxb ĐH và GD chuyên nghiệp, H, 1988.

[6]       Nguyễn Đăng Mạnh, Khải luận, Tổng tập văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, H, 19817.

[7]       Nguyễn Đăng Mạnh, Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H, 2000.

[8]       Nguyễn Hoành Khung, Lời giới thiệu Văn xuôi Lãng mạn Việt Nam 1930 – 1845, Nxb KHXH, H, 1989.  

[9]       Phạm Thế Ngũ, Việt Nam Văn học sử - Giản ước tân biên (3 tập), Quốc học Tùng thư, Sài Gòn 19617.

[10]    Trần Đăng Suyền, Lê Quang Hưng (Chủ biên), Trịnh Thu Tiết, Trần Văn Toàn, Văn học Việt Nam thế kỉ XX, T.1, Nxb Đại học Sư phạm, H, 2008.

[11]    Trần Đăng Suyền (chủ biên), Lê Quang Hưng, Lê Hải Anh, Lê Hồng My, Văn học Việt Nam thế kỉ XX, T.1, Nxb Đại học Sư phạm, H, 2005.

[12]    Trần Đăng Suyền, Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, Nxb Khoa học Xã hội, H, 2010.

            - Sách tham khảo:

[1]         Vũ Tuấn Anh, Văn học Việt Nam hiện đại – nhận thức và thẩm định, Nxb KHXH, H, 20017.

[2]       Phan Cự Đệ, Chương XVIII - Ngô Tất Tố (1892-1954), trong sách Văn học Việt Nam (1900-1945).

[3]       Nguyễn Hoành Khung: Chương XIV - Vũ Trọng Phụng (1912-1939), trong sách Văn học Việt Nam (1900-1945), Tái bản lần thứ ba, Nxb, Giáo dục, H, 1999.

[4]       Mã Giang Lân, Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900-1945, NXB Văn hóa thông tin, H, 2000.

[5]       Phong Lê, Văn học Việt Nam hiện đại, những chân dung tiêu biểu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 20017.

[6]       Hoàng Như Mai, Chặng đường văn học 1940-1945, Tạp chí Văn học, số 9-1997.

[7]       Vương Trí Nhàn, Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H, 2005.

[8]       Vương Trí Nhàn, Khảo về tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, 1996.

[9]       Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi  nhân Việt Nam, Nxb Văn học, H, 1988.

[10]    Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, Quyển ba, Nxb. Tân Dân, H, 1942, Tái bản, Tập I. Nxb. Khoa học xã hội, H, 1989.

 17.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: Tự luận

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì: tháng....

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận/ hoặc vấn đáp

- Thời gian tổ chức thi hết môn: tháng ....

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

17.10. Thang điểm: 10

18. HỌC PHẦN: NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT TỪ LÍ THUYẾT ĐẾN SỬ DỤNG

18.1. Mã học phần: PHIL 303

18.2. Số tín chỉ: 05

18.3. Phân bố thời gian

- Lên lớp:               75 tiết                     

 

   + Lý thuyết:        60 tiết               

 

   + Bài tập:            05 tiết                       

 

   + Thảo luận:       10 tiết                   

 

- Tự học:                150 tiết                  

 

18.4. Điều kiện tiên quyết: Không

18.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lực

- Hình thành, phát triển năng lực phân tích và sử dụng các kiểu câu trên ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học.

- Phát triển năng lực từ viết câu đúng đến câu hay, sửa các loại lỗi sai về câu trong văn bản.

- Phát triển kĩ năng sử dụng câu trong giao tiếp để đạt được mục đích giao tiếp một cách tốt nhất.

- Hình thành, phát triển năng lực tiếp nhận và phân tích các kiểu loại văn bản.

- Phát triển năng lực viết đoạn văn và tạo lập văn bản

b. Kiến thức

Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về các thành tố cấu tạo câu, các kiểu câu, các bình diện nghiên cứu câu, các loại lỗi về câu tiếng Việt; về các thành tố cấu tạo văn bản, đặc trưng của văn bản, các kiểu loại văn bản, các bước tạo lập và tiếp nhận văn bản, sửa các lỗi trong xây dựng đoạn văn, văn bản.

18.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Cung cấp các kiến thức lí luận chung về câu, trên cơ sở đó hình thành, phát triển và rèn luyện năng lực nhận diện và phân tích các đơn vị cấu thành câu (từ, cụm từ), nhận diện và sử dụng từ loại, phân tích các kiểu cấu trúc câu theo các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng, các vấn đề về lỗi câu và cách khắc phục, cách viết câu hay.

Cung cấp các kiến thức lí luận chung về đoạn văn, văn bản, đặc biệt là tính mạch lạc và liên kết của văn bản, trên cơ sở đó hình thành, phát triển và rèn luyện năng lực nhận diện và phân tích các đơn vị cấu thành văn bản, kĩ năng tạo lập và phân tích các loại hình văn bản.

18.7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;

   - Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.

18.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính

[1]        Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1 và 2, NXB GD.

[2]        Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, phần câu, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

[3]        Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo dục.

[4]        Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[5]        Phan Mậu Cảnh (2008), Lý thuyết và thực hành văn bản tiếng Việt, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, HN.

[6]        Cao Xuân Hạo (chủ biên), Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm, (1999), Câu trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7]        Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, NXB Giáo dục.

[8]        Nguyễn Thị Ly Kha, Dùng từ, viết câu và soạn thảo văn bản, NXB Giáo dục.

[9]         Nguyễn Thị Lương, 2006. Câu tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm, HN.

[10]    Trần Kim Phượng (2012), Các phương pháp phân tích câu (trên ngữ liệu tiếng Việt), NXB Khoa học Xã hội.

[11]   Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, NXB Giáo dục, HN.

[12]   Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, HN.

[13]    Nguyễn Thị Thìn (2003), Câu tiếng Việt và nội dung dạy – học câu ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[14]    Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần câu tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[15]   Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (1997), Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[16]    Bùi Minh Toán (chủ biên), Nguyễn Thị Lương, 2008, Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Sư phạm, Dự án đào tạo giáo viên THCS.

[17]    Bùi Minh Toán (2012), Câu trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, NXB Giáo dục.

- Sách tham khảo

[1]     M.A.K. Halliday (2001), Dẫn luận ngữ pháp chức năng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[2]           Đinh Văn Đức (2012), Ngôn ngữ học đại cương – Những nội dung quan yếu, NXB Giáo dục Việt Nam.

[3]    Gillian Brown - George Yule (2002), Phân tích diễn ngôn, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, HN.

[4]     Galperil I.R (1981), Văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học (Bản dịch của Nguyễn Lộc, 1987)

[5]    Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Tập 1, Nxb KHXH, Tp Hồ Chí Minh.

[6]     Cao Xuân Hạo (chủ biên), 2002, Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[7]    Nguyễn Chí Hòa (2006), Các phương tiện liên kết và tổ chức văn bản, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, HN.

[8]        Nguyễn Hòa (2008), Phân tích diễn ngôn, một số vấn đề lý luận và phương pháp, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[9]        Nguyễn Hòa (2008), Phân tích diễn ngôn, một số vấn đề lý luận và phương pháp, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[10]    Nguyễn Thị Ly Kha (2008), Ngữ pháp văn bản và luyện tập làm văn, NXB Giáo dục, HN.

[11]    Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, NXB Giáo dục, HN.

[12]   Đào Thanh Lan (2002), Phân tích câu đơn tiếng Việt theo cấu trúc đề – thuyết, NXB Đại học Quốc gia HN.

[13]    Lưu Vân Lăng (chủ biên), 2008. Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, NXB KHXH.

[14]   Moskal’skaja O.I. (1981), Ngữ pháp văn bản (Bản dịch tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm, 1996).

[15]    Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt, câu, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

[16]    Nguyễn Hữu Quỳnh (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa.

[17]    Nguyễn Kim Thản (1997) Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

[18]    Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (1997), Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[19]    Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (1997), Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục.

[20]    Lê Quang Thiêm (2008), Ngữ nghĩa học, NXB Giáo dục.

[21]    Uỷ ban Khoa học Xã hội (1983) Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.

18.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi.

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì: tháng....

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận/ hoặc vấn đáp

- Thời gian tổ chức thi hết môn: tháng ....

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

18.10. Thang điểm: 10

19. HỌC PHẦN: CÁC THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA VĂN HỌC TIÊU BIỂU TÂY ÂU - MỸ

19.19. Mã học phần: PHIL 304    

19.2. Số tín chỉ: 04

19.3. Phân bố thời gian

- Lên lớp:               60 tiết                     

     + Lý thuyết:      48 tiết               

     + Bài tập:          04 tiết                       

     + Thảo luận:     08 tiết                   

- Tự học:                120 tiết                 

19.4. Điều kiện tiên quyết: Không

19.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lực

 Hình thành, phát triển năng lực đọc, xác định loại hình, hệ thống hóa các dạng thức văn bản tác phẩm văn học (dịch) các nước Tây Âu – Mỹ thuộc các thể loại khác nhau từ góc độ thi pháp học văn bản, văn hóa học.

b. Kiến thức

Hình thành, phát triển năng lực khám phá giá trị nhân văn, thẩm mỹ của một bộ phận văn học thế giới (văn học Tây Âu – Mỹ), liên hệ với các bộ phận văn học khác của thế giới và Việt Nam, năng lực chuyển hóa giá trị thẩm mỹ thành giá trị sống.

19.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về các tác phẩm tiêu biểu và các thể loại văn học Tây Âu – Mỹ từ thời cổ đại đến thế kỷ XXI như một bộ phận của văn học – văn hóa thế giới, củng cố kiến thức lý luận văn học, văn hóa. Hình thành, phát triển năng lực đọc, xác định loại hình, hệ thống hóa các dạng thức văn bản tác phẩm văn học (dịch) các nước Tây Âu – Mỹ thuộc các thể loại văn xuôi, kịch, thơ, từ góc độ thi pháp học văn bản, văn hóa học. Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về các tác phẩm tiêu biểu và các thể loại văn học Tây Âu – Mỹ thời cổ đại đến thế kỷ XXI như một bộ phận của văn học – văn hóa thế giới, đối sánh nhất định với tiến trình thể loại văn học Việt Nam. 

19.7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.

19.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính

[1]        Đặng Anh Đào, Phùng Văn Tửu,... Văn học phương Tây, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997 – 2010.

[2]      Lê Huy Bắc (chủ biên), Giáo trình văn học Âu – Mỹ thế kỉ XX, NXB Đại học Sư phạm, H., 2010.

[3]      Lê Huy Bắc, Văn học Mỹ, NXB Đại học Sư phạm, H., 2014.

[4]      Lê Huy Bắc, Văn học hậu hiện đại – lí thuyết và tiếp nhận, NXB Đại học Sư phạm, H., 2013. 

- Sách tham khảo

[1]        Lê Huy Bắc, Ernest Hemingway, núi băng và hiệp sĩ, NXB Giáo dục, H., 1999.

[2]      Lê Huy Bắc, Nghệ thuật Franz Kafka, NXB Giáo dục, H., 2007.

[3]      Lê Huy Bắc, Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia Marquez, NXB Giáo dục, H., 2009.

[4]      Lê Huy Bắc (chủ biên), Từ điển văn học nước ngoài, NXB Giáo dục, H,. 2009.

[5]      Lê Huy Bắc (chủ biên), “Cervantes và Don Quixote”, NXB Giáo dục, H., 2007.

[6]      Lê Huy Bắc, Lịch sử văn học Hoa Kỳ, NXB Giáo dục, H,. 2010.

[7]      Lê Nguyên Cẩn, Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac, NXB Giáo dục, H., 1999.

[8]      Lê Nguyên Cẩn (chủ biên và biên soạn), Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường: V. Hugo; H. de Balzac; J. Joyce; C. Dickens, W. Thackeray. B. Brecht, (NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội 2006).

[9]      Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XX, NXB Giáo dục, H., 1997.

[10]   Đặng Anh Đào, Balzac và cuộc săn tìm nhân vật chính diện trong bộ “Tấn trò đời”, NXB Giáo dục, H., 1997.

[11]   Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm, Văn học hiện thực và lãng mạn phương tây thế kỉ XIX, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H., 1985.

[12]   Nhiều tác giả, Lịch sử văn học Pháp, NXB Ngoại văn, H., 1990 - 1994

[13]   Phùng Văn Tửu, Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỉ XXI, NXB Giáo dục, H., 2008

[14]   Lê Huy Bắc, Truyện ngắn – lí luận, tác gia và tác phẩm (2 tập), NXB Giáo dục, 2004-5.

19.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì: tháng....

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận/ hoặc vấn đáp

- Thời gian tổ chức thi hết môn: tháng ....

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

19.10. Thang điểm: 10

 

20. HỌC PHẦN: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG VIỆT

20.1. Mã học phần: PHIL 305

20.2. Số tín chỉ: 02

20.3 Phân bố thời gian

- Lên lớp:                  30 tiết                     

   

               + Lý thuyết:        24 tiết               

   

               + Bài tập:            02 tiết                       

   

               + Thảo luận:       04 tiết                 

   

         - Tự học:                   60 tiết                 

 

 

20.4. Điều kiện tiên quyếtKhông

20.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lực

- Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp trong chuyên môn nghiệp vụ.

- Củng cố và phát triển năng lực sử dụng diễn ngôn, năng lực lĩnh hội diễn ngôn trong hoạt động giao tiếp.

- Hình thành và phát triển năng lực đọc, năng lực phản biện tài liệu, giáo trình liên quan đến môn học.

 - Hình thành và phát triển năng lực chuyển hóa kiến thức cơ bản về Dụng học Việt ngữ thành năng lực truyền dẫn giá trị văn học, giá trị văn hóa vào thực tiễn giảng dạy môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông cũng như trong đời sống của xã hội hiện đại.

b. Kiến thức

- Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp, về những nội dung cơ bản của ngữ dụng học như: chiếu vật, hành động ngôn ngữ, lập luận,  hội thoại, nghĩa tường minh và hàm ẩn.

- Trang bị cho sinh viên những nguyên tắc giao tiếp bằng ngôn ngữ cũng như các hiện tượng chủ yếu trong hoạt động giao tiếp của ngôn ngữ nói chung và của tiếng Việt nói riêng.

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức liên ngành trong việc tiếp cận diễn ngôn thuộc các phong cách chức năng khác nhau, từ góc độ của Ngữ dụng học.

20.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần này tập trung trình bày về các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Từ đó mô tả đặc điểm của ngôn ngữ trong giao tiếp theo các phương diện chiếu vật và chỉ xuất, hành động ngôn ngữ, lập luận, hội thoại. Các phương diện này được xem xét một cách thống hợp hơn, khi đặt chúng vào trong mối quan hệ với các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp, với nghĩa tường minh, hàm ẩn của phát ngôn, diễn ngôn. Trên cơ sở đó, học phần hướng tới nội dung sử dụng phát ngôn, diễn ngôn, lính hội phát ngôn, diễn ngôn trong giao tiếp nói chung và trong tác phẩm văn học nói riêng.

20.7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;

   - Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.

20.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính

[1]    Đỗ Hữu Châu, Đại cuơng ngôn ngữ học, Tập 2, NXB Giáo dục, H. 2001

- Sách tham khảo

[1]    Đỗ Hữu Châu, Giáo trình Ngữ dụng học (Dành cho hệ đào tạo tại chức và từ xa), NXB Giáo dục, 2002. 

[2]     Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, Tập 1, NXB Giáo dục, H, 1998.

[3]    Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, NXB ĐHQG, H, 2000.

[4]    Đỗ Việt Hùng, Ngữ dụng học, NXB Đại học sư phạm, 20120.

[5]    Đặng Thị Hảo Tâm, Hành động ngôn ngữ gián tiếp và sự tri nhận, NXB Đại học Sư phạm, 2009.

[6]    Phan Thiều, Rèn luyện ngôn ngữ, NXB Giáo dục, H, 1998.

[7]    George Yule, Dụng học, ĐHQG Hà Nội, 2003.

20.9 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì: tháng 11

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận/ hoặc vấn đáp

- Thời gian tổ chức thi hết môn: tháng 1

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

20.10 Thang điểm: 10

 

21. HỌC PHẦN: HỆ THỐNG THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TỪ 1945 ĐẾN NAY

21.1. Mã học phần: PHIL 306

21.2. Số tín chỉ: 04

21.3 Phân bố thời gian

- Lên lớp:

60 tiết

      + Lý thuyết:

48 tiết

      + Bài tập:

04 tiết

      + Thảo luận:

08 tiết

- Tự học:

120 tiết

21.4. Điều kiện tiên quyết: PHIL 234

21.5. Mục tiêu của học phần

a. Kiến thức    

- Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1945 đến nay: quá trình phát triển, diện mạo, những đặc điểm cơ bản, sự vận động và thành tựu của các thể loại, các tác gia tiêu biểu.

- Xây dựng quan điểm và phương pháp nghiên cứu lịch sử văn học và tác gia, tác phẩm của thời kỳ văn học này.

b. Kiến thức

- Lý thuyết về thể loại

- Hệ thống thể loại phong phú và phức tạp của văn học Việt Nam thời kì 1945 đến nay gắn với những định dạng văn bản tiêu biểu.

- Hệ thống tác giả đa dạng và tiêu biểu của văn học Việt Nam từ 1945 đến nay

21.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Trên cơ sở lý thuyết về thể loại, cung cấp cho người học cái nhìn toàn cảnh về hệ thống thể loại trong Văn học Việt Nam 1945 đến nay. Trên cơ sở lý thuyết về loại hình tác giả, cung cấp cho người học một hệ thống những tác giả tiêu biểu nhất. Ở mỗi tác giả đều làm rõ những cốt lõi về sự nghiệp sáng tạo, vị trí văn học sử và đóng góp về thể loại gắn với những kiểu tổ chức văn bản đặc thù.

21.7. Nhiệm vụ của sinh viên

Đọc văn bản tác phẩm, giáo trình và tài liệu tham khảo chuẩn bị trước cho giờ lên lớp; Bảo đảm giờ lên lớp, hoàn thành tất cả các bài tập do giáo viên yêu cầu; Tích cực tham gia thảo luận, trả lời câu hỏi; Hệ thống hoá kiến thức sau giờ lên lớp; Viết thu hoạch.

21.8. Tài liệu học tập

            - Sách và giáo trình chính

[1]         Nhiều tác giả (Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên), Văn học Việt Nam 1945 - 1975, tập I, II, Nxb Giáo Dục, 1987-1990.

[2]         Nhiều tác giả (Nguyễn Đăng Mạnh và Nguyễn Văn Long đồng chủ biên), Lịch sử văn học Việt nam, tập II, Nxb Đại Học Sư Phạm 2003.

[3]         Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam tập III (Nguyễn Đăng Mạnh –Nguyễn Văn Long đồng chủ biên) Nxb ĐHSP, HN, 2004.

[4]         Nguyễn Thị Bình, Văn xuôi Việt Nam, 1975 – 1995 – Những đổi mới cơ bản, NXB Giáo dục, Đà Nẵng.

[5]         Lê Lưu Oanh, Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990, NXB ĐHQG Hà Nội .

            - Tài liệu tham khảo

[1]         50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng 8, NXB ĐHQG Hà Nội.

[2]         Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn đồng chủ biên,Văn học Việt Nam sau 1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục Hà Nội .

[3]         Trần Thị Mai Nhi, Văn học hiện đại – văn học Việt Nam, giao lưu và gặp gỡ, NXB Văn học, Hà Nội,

[4]         Nguyễn Văn Long, Văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[5]         Tuyển tập Thơ Việt nam 1945- 1975, truyện ngắn 1945 - 1975.

[6]         Các tuyển tập của Tố Hữu, Tô Hoài, Chế Lan Viên, Nguyễn Khải.

[7]         Tố Hữu - Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục, 1998

[8]         Chế Lan Viên - Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục, 2000

[9]         Tô Hoài - Về tác gia và tác phẩm ,Nxb Giáo Dục, 2000

[10]    Nguyễn Khải - Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục, 2003.

21.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì:

- Điểm: từ 0 đến 10.

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận/ hoặc vấn đáp

- Thời gian tổ chức thi hết môn:

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

21.10. Thang điểm: 10

22. HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC NGỮ VĂN

22.1. Mã học phần: PHIL 401

22.2. Số tín chỉ: 03

22.3. Phân bố thời gian

- Lên lớp:

45 tiết

      + Lý thuyết:

36 tiết

      + Bài tập:

03 tiết

      + Thảo luận:

06 tiết

- Tự học:

90 tiết

22.4. Điều kiện tiên quyết: Không

22.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lực: Trên cơ sở những năng lực sư phạm Ngữ văn cốt lõi đã được chuẩn bị từ những học phần trước, học phần này tập trung hoàn thiện cho sinh viên năng lực dạy học Ngữ văn của một giáo viên ở trường phổ thông.

Kết thúc học phần sinh viên sẽ:

- Xác định được những năng lực dạy học giáo viên Ngữ văn cần có để rèn luyện và nâng cao, chuẩn bị cho việc thực hành nghề nghiệp ở trường phổ thông.

- Biết cách phát triển năng lực dạy học của bản thân trong các hoạt động dạy học Ngữ văn.

- Tiến hành các hoạt động dạy học Ngữ văn với một năng lực sư phạm tương đối hoàn thiện.

- Có tình yêu nghề, có ý thức trách nhiệm đối với nghề nghiệp và đối với sự nghiệp của bản thân.

b. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những vấn đề lí luận về năng lực dạy học Ngữ văn của giáo viên, cách thức phát triển, vận dụng năng lực dạy học Ngữ văn vào thực tiễn.

22.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Môn học xác định các thành tố của năng lực dạy học Ngữ văn: Phát triển chương trình Ngữ văn nhà trường và lập kế hoạch bài học;Chủ động tiếp cận, lựa chọn và vận dụng các phương pháp, biện pháp, hình thức, phương tiện dạy học Ngữ văn vào thực hiện kế hoạch bài học; Xây dựng môi trường học tập tích cực và tổ chức các hoạt động học tập Ngữ văn cho học sinh; Sử dụng các công cụ đánh giá quá trình và kết quả học tập Ngữ văn của học sinh. Hướng dẫn nghiên cứu và thực hành các hoạt động dạy học Ngữ văn nhằm phát triển năng lực của giáo viên. Hướng dẫn quan sát và đánh giá các hoạt động dạy học Ngữ văn nhằm tự phát triển năng lực dạy học Ngữ văn của bản thân.

22.7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.

22.8. Tài liệu học tập

            - Sách và giáo trình chính:

[1]         Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1997), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục.

[2]       Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGD & ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), NXB Giáo dục.

[3]       Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam.

[4]       Phan Trọng Luận (chủ biên). Giáo trình Phương pháp dạy học văn, tập 1, 2, NXB Giáo dục, 20022.

[5]       Sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 10, 11, 12, NXB Giáo dục.

[6]       Sách giáo viên môn Ngữ văn lớp 10, 11, 12, NXB Giáo dục.

            - Tài liệu tham khảo

[1]         Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về dạy học N gữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm.

[2]       Bộ Giáo dục và đào tạo, Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, 2013.

[3]       Showalter, E., Teaching literature, Blackwell publishing, 2013 (Tài liệu dịch lưu hành nội bộ, Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội).

[4]       Phạm Toàn, Công nghệ dạy Văn, NXB Lao động – Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2006.

22.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì: tháng 4

- Điểm: từ 0 đến 10.

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận/ hoặc vấn đáp

- Thời gian tổ chức thi hết môn: tháng 6

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

22.10. Thang điểm: 10

23. HỌC PHẦN: PHONG CÁCH HỌC VÀ NGÔN NGỮ VĂN HỌC

23.23. Mã học phần: PHIL 402

23.2. Số tín chỉ: 04

23.3. Phân bố thời gian

- Lên lớp:

60 tiết

      + Lý thuyết:

48 tiết

      + Bài tập:

04 tiết

      + Thảo luận:

08 tiết

- Tự học:

120 tiết

23.4. Điều kiện tiên quyết : Không

23.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lực

- Nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong việc tạo lập và tiếp nhận lời nói, đặc biệt  là năng lực giao tiếp đạt hiệu quả cao.

- Hình thành và phát triển năng lực lĩnh hội và phân tích các giá trị phong cách học.

- Phát triển năng lực hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết và phương pháp nghiên cứu mang tính liên ngành: phối hợp các quan điểm ngữ học để giải thích các sự kiện văn học từ góc độ tín hiệu học, văn bản học và lý thuyết giao tiếp.

- Vận dụng linh hoạt các quan điểm nghiên cứu liên ngành nói trên để thực hành phân tích, tzm hiểu tác phẩm văn học cụ thể.

- Giảng dạy các đơn vị kiến thức về phong cách học trong trường phổ thông.

b. Kiến thức

- Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về Phong cách học

- Tìm hiểu những vấn đề phong cách của hoạt động lời nói tiếng Việt trong phạm vi ngôn ngữ tự nhiên: đặc điểm của các phong cách chức năng, tính thống nhất và sự biến đổi của các phong cách chức năng trong đời sống ngôn ngữ đương đại.

- Tìm hiểu đặc thù về phong cách và chức năng của ngôn ngữ văn chương trong sự đối chiếu với ngôn ngữ tự nhiên và các loại hình nghệ thuật khác.

- Tìm hiểu cấu trúc và ý nghĩa của ngôn ngữ văn học

- Tìm hiểu các phương tiện và biện pháp tu từ chủ yếu của tiếng Việt và một số thủ pháp cơ bản của ngôn ngữ văn học.

23.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

a) Nội dung lí thuyết

- Chương 1: Hệ thống hoá lịch sử nghiên cứu Phong cách học, các thuật ngữ cơ bản của Phong cách học.

- Chương 2: Tìm hiểu những vấn đề cơ bản của các Phong cách chức năng, chú trọng đến những biểu hiện của các phong cách chức năng trong tiếng Việt đương đại.

- Chương 3: Tìm hiểu những phạm trù phong cách và chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật (chú trọng những hiện tượng phong cách nghệ thuật của văn học Việt Nam trong sự đối chiếu, so sánh với các nền văn học, nghệ thuật khác).

- Chương 4: Hệ thống hoá các phương tiện và biện pháp biểu đạt của tiếng Việt.

- Chương 5: Các thủ pháp của ngôn ngữ văn học

- Chương 6: Định hướng giảng dạy tiếng Việt trong các phong cách của hoạt động lời nói trong nhà trường

b) Nội dung thực hành

Thực hành tìm hiểu những hiện tượng phong cách qua đời sống ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nghệ thuật

- Phân tích những đặc điểm phong cách của ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ nghệ thuật qua các văn bản cụ thể.

23.7. Nhiệm vụ của sinh viên

Đọc giáo trình, tài liệu tham khảo và văn bản tác phẩm chuẩn bị trước cho giờ lên lớp; Bảo đảm giờ lên lớp, hoàn thành tất cả các bài tập do giáo viên yêu cầu; Tích cực tham gia thảo luận, trả lời câu hỏi; Hệ thống hoá kiến thức sau giờ lên lớp; Viết thu hoạch.

23.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính

[1]         Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, NXB Giáo dục, H.

[2]         Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà (2001), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, H.

[3]         Nguyễn Thị Ngân Hoa (2003), Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[4]         Nguyễn Thị Ngân Hoa (2007), Phong cách học (Nhập môn ngôn ngữ học), NXB Giáo dục, H.

- Tài liệu tham khảo

[1]         Arnold I.V. (1973), Phong cách học tiếng Anh hiện đại (Phong cách học giải mã), tài liệu dịch Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội.

[2]         Fabb N (1997), Lingguistic and Literature, Blackwell.

[3]         Bakhtin M. (2002), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, H.

[4]         Lotman Yu. (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.

[5]         Odincov V.V. (1983), Các kiểu kết cấu lời nói, tài liệu dịch Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội.

[6]         Phan Ngọc, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (1985), NXB Khoa học Xã hội, H.

[7]                    Todorov Tz. (2004), Thi pháp văn xuôi, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[8]         Todorov Tz. (1998), Encyclopedic Dictionary of the Siencce of Language, Oxford, Blackwell.

23.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần:

   - Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

   - Thái độ: học tập trên lớp và chuẩn bị ở nhà

   - Điểm: 0 hoặc 10

   - Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

   - Hình thức: Tự luận

   - Thời gian kiểm tra đánh giá giữa kì: Tuần thứ 8 của kì học

   - Điểm: từ 0 đến 10

   - Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận

- Thời gian tổ chức thi hết môn: Tuần thứ 16 – 17 của kì học

- Điều kiện dự thi hết môn; Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

23.10. Thang điểm: 10

24. HỌC PHẦN: TIẾN TRÌNH VĂN HỌC

24.24. Mã học phần: PHIL 316

24.2. Số tín chỉ: 02

24.3 Phân bố thời gian

- Lên lớp:

30 tiết

      + Lý thuyết:

24 tiết

      + Bài tập:

02 tiết

      + Thảo luận:

04 tiết

- Tự học:

60 tiết

24.4. Điều kiện tiên quyết: PHIL 221

24.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lực

- Rèn luyện các kĩ năng sử dụng các thuật ngữ, khái niệm văn học.

- Rèn luyện năng lực xây dựng, tổ chức các vấn đề lí luận có hệ thống

- Cung cấp các tri thức công cụ để người học lực tự học, tự đào tạo nâng cao kiến thức chuyên ngành.

b. Kiến thức

Cung cấp những kiến thức cơ bản về lý thuyết tiến trình văn học; cung cấp những hiểu biết cơ bản về các kiểu sáng tác và các trào lưu văn học, từ đó, sinh viên có điểm tựa lý thuyết để có thể quan sát, phân tích, kiến giải các hiện tượng văn học.

24.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

           Văn học không phải là một thực thể tĩnh tại, bất biến mà bao giờ cũng tồn tại trong hình thái tiến trình. Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về tiến trình văn học và hình thức biểu hiện của nó qua các kiểu sáng tác và các trào lưu, khuynh hướng. Các kiến thức, khái niệm công cụ có thể giúp sinh viên có những điểm tựa lý thuyết để nghiên cứu các hiện tượng văn học cụ thể.

24.7. Nhiệm vụ của sinh viên

           Đọc văn bản tác phẩm, giáo trình và tài liệu tham khảo chuẩn bị trước cho giờ lên lớp; Bảo đảm giờ lên lớp, hoàn thành tất cả các bài tập do giáo viên yêu cầu; Tích cực tham gia thảo luận, trả lời câu hỏi; Hệ thống hoá kiến thức sau giờ lên lớp; Viết thu hoạch.

24.8. Tài liệu học tập

           - Sách và giáo trình chính

[1]    Phương Lựu chủ biên, Giáo trình Lý luận văn học, tập 3, Tiến trình văn học, NXB ĐHSP, HN, 2003.

[2]    Nhiều tác giả, Văn học hiện đại và hậu hiện đại thế giới, NXB Văn học, HN, 2005

           - Tài liệu tham khảo

[1]     Lộc Phương Thủy (cb), Lí luận phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, 2 tập, Nxb Giaó dục Đà Nẵng, 2007.

[2]     Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, H 2004.

[3]     Lã Nguyên, Lí luận văn học- những vấn đề hiện đại, Nxb ĐHSP, H 2012

[4]     D.X. Likhachev, Thi pháp văn học Nga cổ, Nxb Văn học, H , 2010

[5]     Trần Đình Sử, Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, H, 1999

[6]     Trần Đình Sử, Kiểu sáng tác văn học và tiến trình vận động của văn học, in trong Văn học và thời gian, Nxb Văn học, H, 2001

[7]     Phương Lựu, Tinh hoa văn học cổ điển Trung Hoa, NXB Văn học, 1986.

[8]     Trần Mạnh Tiến, Lí luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, NXB Đại học sư phạm, 2013.

24.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì:

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận/ hoặc vấn đáp

- Thời gian tổ chức thi hết môn:

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

24.10. Thang điểm: 10

25. HỌC PHẦN: CÁC THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU VĂN HỌC ĐÔNG ÂU – NGA

25.1. Mã học phần: PHIL 403

25.2. Số tín chỉ: 03

25.3. Phân bố thời gian

- Lên lớp:

45 tiết

      + Lý thuyết:

36 tiết

      + Bài tập:

03 tiết

      + Thảo luận:

06 tiết

- Tự học:

90 tiết

25.4. Điều kiện tiên quyết: Không

25.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lực

- Hình thành, phát triển năng lực đọc, xác định loại hình, hệ thống hóa các dạng thức văn bản tác phẩm văn học (dịch) các nước Đông Âu – Nga thuộc các thể loại khác nhau từ góc độ thi pháp học văn bản, văn hóa học, đồng thời hình thành, phát triển năng lực loại hình hóa các tác gia tiêu biểu trong các nền văn học này.

- Hình thành, phát triển năng lực khám phá giá trị nhân văn, thẩm mỹ của một bộ phận văn học thế giới (văn học Đông Âu – Nga), liên hệ với các bộ phận văn học khác của thế giới và Việt Nam, năng lực chuyển hóa giá trị thẩm mỹ thành giá trị sống.

b. Kiến thức

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng khai thác tác phẩm của các tác gia tiêu biểu và các thể loại văn học Đông Âu - Nga thế kỷ XIX – XX như một bộ phận của văn học – văn hóa thế giới, củng cố kiến thức lý luận văn học, văn hóa.

25.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng khai thác tác phẩm của các tác gia tiêu biểu và các thể loại văn học Đông Âu - Nga thế kỷ XIX – XX như một bộ phận của văn học – văn hóa thế giới, củng cố kiến thức lý luận văn học, văn hóa. Hình thành, phát triển năng lực đọc, xác định loại hình, hệ thống hóa các dạng thức văn bản (dịch) tác phẩm của tác gia tiêu biểu trong văn học các nước Đông Âu – Nga thuộc các thể loại khác nhau từ góc độ thi pháp học văn bản, văn hóa học. Góp phần hình thành năng lực thẩm thấu, chuyển hóa giá trị thẩm mỹ thành giá trị sống.

25.7. Nhiệm vụ của sinh viên

Đọc văn bản tác phẩm, giáo trình và tài liệu tham khảo chuẩn bị trước cho giờ lên lớp; Bảo đảm giờ lên lớp, hoàn thành tất cả các bài tập do giáo viên yêu cầu; Tích cực tham gia thảo luận, trả lời câu hỏi; Hệ thống hoá kiến thức sau giờ lên lớp; Viết thu hoạch.

25.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính

[1]         Lê Nguyên Cẩn. Văn học Rumani giản lược. HN, NXB ĐHSP, 20125.

[2]         Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính... Lịch sử văn học Nga. HN, NXB GD, 1997.

[3]         Nguyễn Hải Hà (chủ biên). Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX. HN, NXB ĐHQG, 1996.

[4]         Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà. Văn học Xô Viết (2 tập). HN, NXB GD, 1987-1988.

[5]         Nguyễn Hải Hà, Hà Thị Hoà, Đỗ Hải Phong. Giáo trình Văn học Nga XIX –XX. HN, NXB ĐHSP, 2009.

[6]         Emily D. Johnson. Văn học Nga và Đông Âu ngày nay (VŨ THỊ HUẾ dịch từ "World literature today"// Văn nghệ Quân đội, 17/11/2011 http://vannghequandoi.com.vn/802/news-detail/389352/phe-binh-van-hoc/van-hoc-nga-va-dong-au-ngay-nay.html

[7]         Đỗ Hải Phong, Hà Thị Hòa. Giáo trình Văn học Nga. HN, NXB GD, 20125.

[8]         Phạm Thị Phương. Giáo trình Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX. Tp.HCM, NXB ĐHSP Tp.HCM, 2010.

- Tài liệu tham khảo

[1]         Nguyễn Hải Hà. Văn học Nga - Sự thật và cái đẹp. HN, NXB GD, 20025.

[2]         Nguyễn Hải Hà. Thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi. HN, NXB GD, 1992, 2006.

[3]         Hà Thị Hoà. Văn học Nga trong nhà trường. HN, NXB GD, 2007, 2009.

[4]         Trần Thị Phương Phương. Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỷ XIX. Tp. HCM, NXB KHXH, 2006.

[5]         Trần Thị Phương Phương. Thơ Nga từ khởi thủy đến hiện đại. Tp. HCM, NXB ĐHQG Tp.HCM, 2010.

[6]         Lưu Đức Trung (chủ biên). Giáo trình Văn học thế giới. Tập II. HN, NXB ĐHSP, 2007.

25.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì: tháng....

- Điểm: từ 0 đến 10.

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận/ hoặc vấn đáp

- Thời gian tổ chức thi hết môn: tháng ....

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

25.10. Thang điểm: 10

26. HỌC PHẦN: TIẾP NHẬN VĂN HỌC

26.1. Mã học phần: PHIL 404

26.2. Số tín chỉ: 02

26.3. Phân bố thời gian

- Lên lớp:

30 tiết

      + Lý thuyết:

24 tiết

      + Bài tập:

02 tiết

      + Thảo luận:

04 tiết

- Tự học:

60 tiết

26.4. Điều kiện tiên quyết: PHIL 221

26.5. Mục tiêu của học phần

   a. Năng lực

   - Rèn luyện tư duy khái niệm trong nghiên cứu và giảng dạy văn học.

   - Bồi dưỡng năng lực sáng tạo trong thiết kế hoạt động dạy, xây dựng và khai thác hồ sơ nghiên cứu, giảng dạy.

   - Cung cấp các tri thức công cụ và khái niệm để người học phát triển năng lực tự học, tự đào tạo.

   b. Kiến thức

   Cung cấp cho sinh viên các tri thức nền tảng, cốt yếu của Lí luận văn học.

26.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

- Đặc trưng của văn bản văn học

- Các cách đọc từ các lí thuyết văn học

26.7. Nhiệm vụ của sinh viên:

Đọc văn bản tác phẩm, giáo trình và tài liệu tham khảo chuẩn bị trước cho giờ lên lớp; Bảo đảm giờ lên lớp, hoàn thành tất cả các bài tập do giáo viên yêu cầu; Tích cực tham gia thảo luận, trả lời câu hỏi; Hệ thống hoá kiến thức sau giờ lên lớp; Viết thu hoạch.

26.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính 

[1] Phương Lựu, Lí luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, Nxb Văn học, H, 2001.

- Tài liệu tham khảo  

[1] Lã Nguyên, Lí luận văn học- những vấn đề hiện đại, Nxb ĐHSP, H 2012.

26.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần:

          - Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

          - Thái độ: học tập trên lớp và chuẩn bị ở nhà

          - Điểm: 0 hoặc 10

          - Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

          - Hình thức: bài tập lớn và bài kiểm tra

          - Thời gian kiểm tra đánh giá giữa kì:

          - Điểm: từ 0 đến 10

          - Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

          - Hình thức: Bài tập chuyên đề

          - Thời gian tổ chức thi hết môn:

          - Điều kiện dự thi hết môn; Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

          - Điểm: từ 0 đến 10

          - Tỷ trọng: 60%

26.10. Thang điểm: 10

 

27. HỌC PHẦN: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THẾ KỈ XX

27.27. Mã học phần: PHIL 405

27.2. Số tín chỉ: 02

27.3. Phân bố thời gian:

- Lên lớp:

30 tiết

      + Lý thuyết:

24 tiết

      + Bài tập:

02 tiết

      + Thảo luận:

04 tiết

- Tự học:

60 tiết

27.4. Điều kiện tiên quyết: PHIL 234

27.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lựcnăng lực nhận diện và hệ thống hóa các dạng thức tiểu thuyết khác nhau từ góc độ tự sự học, thi pháp học văn bản, văn hóa học.

- Hình thành, phát triển năng lực khám phá giá trị nhân văn, giá trị thẩm mỹ của thể loại tiểu thuyết trong mối quan hệ với các thể loại khác của Việt Nam và của nước ngoài.

- Hình thành, phát triển năng lực chuyển hóa giá trị thẩm mỹ thành giá trị sống.

b. Kiến thức: hệ thống tri thức về: diễn trình tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, các bước chuyển của hệ hình tiểu thuyết và các khuynh hướng tiểu thuyết trong từng thời kì

27.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về tiểu thuyết Việt Nam trong thế kỉ XX, củng cố kiến thức lý luận văn học về thể loại. Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về các khuynh hướng, phong cách, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu về tiểu thuyết. Gợi mở những khía cạnh tạo nên qui luật vận động của thể loại trong đời sống văn học Việt Nam, cắt nghĩa những thăng trầm cùng các hướng phát triển của thể loại.

27.7. Nhiệm vụ của sinh viên

Đọc văn bản tác phẩm, giáo trình và tài liệu tham khảo chuẩn bị trước cho giờ lên lớp; Bảo đảm giờ lên lớp, hoàn thành tất cả các bài tập do giáo viên yêu cầu; Tích cực tham gia thảo luận, trả lời câu hỏi; Hệ thống hoá kiến thức sau giờ lên lớp; Viết thu hoạch.

27.8. Tài liệu học tập

Sách và giáo trình chính

[1]         Phan Cự Đệ. Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (2 tập), Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, H., 1975.

[2]         Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu - Nguyễn Trác - Nguyễn Hoành Khung - Lê Chí Dũng - Hà Văn Đức. Văn học Việt Nam (1900 – 1945), NXB Giáo dục, 1998.

[3]         Nguyễn Hoành Khung. Lời giới thiệu “Văn xuôi lãng mạn Việt Nam”, NXB Khoa học Xã hội, H., 1988.

[4]         Vũ Ngọc Phan. Nhà văn hiện đại, NXB Tân Dân, H., 1944.

[5]         Nguyễn Văn Long (Chủ biên) -Văn học Việt Nam sau 1945- NXB ĐHSPHN-H-2007

[6]         Nguyễn Thị Bình- Những đổi mới cơ bản của văn xuôi sau 1975- NXB ĐHSPHN- 2011

[7]         Nhiều tác giả- Nghiên cứu và giảng dạy Văn học Việt Nam sau 1975- NXB ĐHSPHN- 2007

[8]         Nhiều tác giả- Tiểu thuyết và truyên ngắn Việt nam từ 1975 đến nay-NXB Đại học Vinh-2012

- Sách tham khảo

[1]         Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác - Lịch sử văn học Việt Nam, tập V, phần I và phần II, NXB Giáo dục, H.1978

[2]         Vũ Ngọc Phan. Nhà văn hiện đại. NXB Tân Dân, H. 1944.

27.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần:

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ: học tập trên lớp và chuẩn bị ở nhà

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: bài tập lớn và bài kiểm tra

- Thời gian kiểm tra đánh giá giữa kì:

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận

- Thời gian tổ chức thi hết môn:

- Điều kiện dự thi hết môn; Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

27.10. Thang điểm: 10

28. HỌC PHẦN: THI PHÁP CA DAO

28.28. Mã học phần: PHIL 406

28.2. Số tín chỉ: 02

28.3. Phân bố thời gian

- Lên lớp:

30 tiết

      + Lý thuyết:

24 tiết

      + Bài tập:

02 tiết

      + Thảo luận:

04 tiết

- Tự học:

60 tiết

28.4 Điều kiện tiên quyết: PHIL 123

28.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lực

- Củng cố và phát triển năng lực tư duy tình cảm thẩm mỹ, phát triển khả năng lĩnh hội và cảm thụ và phân tích một/liên văn bản nghệ thuật ngôn từ điển hình đặc trưng ngữ liệu văn học dân gian giữa đời sống từ truyền thống đến hiện đại, theo đặc trưng thể loại.

b. Kiến thức

- Năng cao nhận thức của người học về một phương diện đời sống tâm hồn tình cảm đa dạng phong phú của nhân dân được tích hợp trong một thể loại tiêu biểu đặc sắc nhất của thơ ca dân gian.

- Từ mối liên hệ ca dao – thơ trữ tình bác học, người học hiểu sâu sắc hơn vai trò nền tảng của văn chương dân gian đối với văn chương viết trong lịch sử văn học Việt Nam và những phẩm chất thẩm mỹ tinh hoa của tiếng Việt văn học ở mọi cấp độ sáng tạo nghệ thuật ngôn từ.

28.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần được cấu tạo thành ba nhóm nội dung: Tổng quan về thi pháp ca dao nhằm định hướng người học nhận thức cho được bản chất xã hội và bản chất nghệ thuật ca dao trong sự so sánh với thơ trữ tình thuộc văn học viết. Từ đó khám phá được những đặc điểm tư tưởng – thẩm mĩ đặc thù trong thế giới nghệ thuật ca dao, biết cách giải mã thẩm mĩ các hình thức – ý tưởng để lĩnh hội và cảm thụ cái hay cái đẹp trong tâm hồn nhân dân qua mọi không – thời gian từ truyền thống đến hiện đại. Sự chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổ truyền đến ca dao hiện đại có ý nghĩa tích cực khẳng định sức sống và giá trị của ca dao trong xã hội hiện đại.

28.7. Nhiệm vụ của sinh viên

Đọc văn bản tác phẩm, giáo trình và tài liệu tham khảo chuẩn bị trước cho giờ lên lớp; Bảo đảm giờ lên lớp, hoàn thành tất cả các bài tập do giáo viên yêu cầu; Tích cực tham gia thảo luận, trả lời câu hỏi; Hệ thống hoá kiến thức sau giờ lên lớp; Viết thu hoạch.

28.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính

[1]         Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam - Hình thức và thể loại, In lần thứ 2, Nxb KHXH, H, 19728.

[2]         Đỗ Bình Trị, Những đặc điểm thi pháp các thể loại văn học dân gian Việt nam, Nxb GD, H, 1999.

[3]         Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng ca dao( tái bản lần thứ 3), Nxb Giáo Dục, H,1998

[4]         Vi Hồng, Sli lượn – dân ca trữ tình Tày Nùng, Nxb Văn hóa, H,1979.

[5]         Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam ( in lần thứ 11), Nxb KHXH, H,1998.

[6]         Nguyễn Xuân Kính, Thi pháp ca dao, Nxb KHXH, H,1992, Tái bản nhiều lần.

[7]         Phạm Thu Yến, Những thế giới nghệ thuật ca dao, Nxb Giáo Dục, H,1998.

[8]         Triều Nguyên, Tiếp cận ca dao bằng phương pháp xâu chuỗi theo mô hình cấu trúc, Nxb Huế, 20028.

[9]         Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Lạc, Giảng văn văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo Dục, H, 1993, tái bản năm 1995.

[10]    Vũ Anh Tuấn ( Chủ biên) Phạm Thu Yến, Nguyễn Việt Hùng, Phạm Đặng Xuân Hương, Giáo trình văn học dân gian, Nxb Giáo Dục Việt Nam, H, 2012.

[11]    Nguyễn Xuân Kính-Phan Đăng Nhật ( chủ biên) Phan Đăng Tài, Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Kho tàng ca dao người Việt, Tập I, II, Tái bản, H, 20028.

- Tài liệu tham khảo

[1]        Phan Đăng Nhật, Từ thơ dân gian đến thơ thành văn-Ngần Văn Hoan( Thái) Hoàng Đức Hậu(Tày), Tạp chí Văn học số 1, H, 1978.

[2]        Phan Đăng Nhật, Giải mã một chùm ca dao, tìm đặc điểm của xứ Lạng, Tạp chí VHDG số 1, H, 1987.

[3]        Phan Ngọc, Suy nghĩ về thể loại thơ lục bát, Tạp chí Sông Hương số 9, Huế, 1984.

[4]        Đặng Văn Lung, Những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình, Tạp chí Văn học, số 10, H, 1969.

[5]        Vũ Ngọc Khánh, Thi pháp đồng dao, Tạp chí Văn học số 5, H, 1993.

[6]        Bùi Mạnh Nhị, Công thức truyền thống và những đặc trưng  cấu trúc của ca dao dân ca trữ tình, Tạp chí Văn học số 1, H, 1997.

[7]        Bùi Mạnh Nhị, Thời gian nghệ thuật trong ca dao dân ca trữ tình, Tạp chí Văn học số 4, H, 1998.

[8]        Chu Văn Sơn, Về bản sắc dân tộc và một hướng kiếm tìm trong thơ, Tạp chí Văn học số 11, H, 1994.

[9]        Trần Tử Ngải, Lược bàn về phương pháp luận của ca dao học ( Kiều Thu Hoạch dịch), Tạp chí Văn hóa dân gian số 4, năm 1992.

[10]   Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bảo Sinh, nhà thơ dân gian, An ninh thế giới, số 21, tháng 5, H, 2003.

[11]   Nguyễn Xuân Kính, Một thế kỷ sưu tầm nghiên cứu ca dao người Việt, Tạp chí Văn học (10, 2001).

[12]   Vũ Anh Tuấn, Tiếp cận văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh dưới góc độ văn hóa dân gian, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4 (36), H, 19928.

[13]   Nguyễn Hằng Phương,Sự chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổ truyền đến ca dao hiện đại, KHXH, H, 2009.

[14]   Nhiều tác giả, Văn hóa dân gian, những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb KHXH, H, 1989.

[15]   Nhiều tác giả, Văn hóa dân gian, những phương pháp nghiên cứu,Nxb KHXH, H, 1990.

28.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần:

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ: học tập trên lớp và chuẩn bị ở nhà

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: bài tập lớn và bài kiểm tra

- Thời gian kiểm tra đánh giá giữa kì:

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận

- Thời gian tổ chức thi hết môn:

- Điều kiện dự thi hết môn; Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

28.10. Thang điểm: 10

 

29. HỌC PHẦN: TỪ HÁN VIỆT VÀ DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT

29.29. Mã học phần: PHIL 430

29.2. Số tín chỉ: 02 

29.3. Phân bố thời gian

- Lên lớp:

30 tiết

      + Lý thuyết:

24 tiết

      + Bài tập:

02 tiết

      + Thảo luận:

04 tiết

- Tự học:

60 tiết

29.4. Điều kiện tiên quyết: PHIL 131

29.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lực

- Biết cách phân tích, lí giải, giảng nghĩa từ Hán Việt.

- Có kĩ năng tổ chức dạy học, mở rộng và hướng dẫn sử dụng từ Hán Việt cho học sinh.

b. Kiến thức

- Nắm được lịch sử quá trình giao lưu tiếp xúc ngôn ngữ - văn tự, văn hoá Việt – Hán: những đặc điểm và hệ quả cụ thể của các thời kì.

- Nắm được đặc điểm, cấu tạo, đặc trưng giá trị ở các phương diện của kho từ vựng gốc Hán nói chung và lớp từ Hán Việt nói riêng trong tiếng Việt.

29.6. Mô tả vắn tắt nội dung chuyên đề

Chuyên đề hình thành cho người học các tri thức căn bản về quá trình giao lưu tiếp xúc ngôn ngữ - văn tự, văn hoá Việt – Hán; đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa, phong cách… từ Hán Việt; phân biệt từ Hán Việt và từ thuần Việt ở các phương diện. Thông qua đó, rèn luyện khả năng phân tích, lí giải, giảng dạy từ Hán Việt trong nhà trường các cấp, nhằm khai thác các giá trị ngôn ngữ, văn học, lịch sử, văn hoá trong các tác phẩm Hán Nôm thông qua từ Hán Việt; đồng thời củng cố tri thức về tiếng Việt lịch sử để hiểu và lí giải đúng tiếng Việt hiện đại.

29.7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Chuẩn bị đủ học liệu: giáo trình, từ điển - tự điển Hán Việt, từ điển Việt cổ.

- Thường xuyên tập tra từ điển Hán Việt, lí giải và phân tích cấu trúc, ngữ nghĩa từ Hán Việt.

- Tìm hiểu các kiến thức về từ Hán Việt trên phương diện văn hóa, văn học.

29.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính

[1]         Đặng Đức Siêu (CB), Ngữ văn Hán Nôm, T1, NXB Giáo dục, H, 1995.

[2]         Lê Trí Viễn (CB), Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm, T1, NXB Giáo dục, H 1984.

[3]         Đặng Đức Siêu, Dạy học từ Hán Việt, NXB GD, H, 2002.

[4]         Phan Ngọc, Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt, NXB Đà Nẵng, 1997.

[5]         Nguyễn Ngọc San, Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, NXB ĐHSP, H, 20029.

[6]         Nguyễn Tài Cẩn, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, NXB KHXH, H, (tái bản nhiều lần).

- Tài liệu tham khảo

[1]         Nhiều tác giả, Từ Hán Việt và dạy học từ Hán Việt, NXB ĐHSP, H.

[2]         (Các tài liệu hữu quan khác nghiên cứu về từ Hán Việt và dạy học từ Hán Việt).

29.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì: tháng....

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận/ hoặc vấn đáp

- Thời gian tổ chức thi hết môn: tháng ....

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

29.10. Thang điểm: 10

30. HỌC PHẦN: ĐIỂN CỐ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

30.1.  Mã học phần: PHIL 407

30.2. Số tín chỉ: 02

30.3. Phân bố thời gian:

- Lên lớp: 

30 tiết

   + Lý thuyết:  

24 tiết

   + Bài tập: 

02 tiết

   + Thảo luận: 

04 tiết

- Tự học:

60 tiết

30.4. Điều kiện tiên quyết: PHIL 124

30.5. Mục tiêu của học phần

            a. Năng lực

            - Hình thành, phát triển năng lực nghiên cứu văn học theo hướng chuyên sâu: giải mã văn học từ một đặc điểm diễn ngôn của văn học trung đại - hiện tượng dùng điển cố.

            - Hình thành, phát triển năng lực đọc hiểu điển cố trong văn bản văn học.

            b. Kiến thức

            - Về khoa học cơ bản: Những kiến thức về điển cố: khái niệm điển cố, các kiểu loại điển cố, các cấp độ sử dụng điển cố.

            - Về khoa học sư phạm: Phương pháp dạy học điển cố.

30.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

- Những kiến thức đại cương về điển cố: khái niệm điển cố, cơ sở văn hoá, cơ sở mĩ học của việc sử dụng điển cố, vai trò, vị trí của điển cố trong văn học trung đại.

- Điển cố trong văn học trung đại Việt Nam: Hệ thống điển cố, các kiểu loại điển cố, các cấp độ sử dụng điển cố.

- Phương pháp dạy học điển cố.

30.7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.

30.8. Tài liệu học tập

          - Sách và giáo trình chính:

[1]         Đinh Gia Khánh (chủ biên), Điển cố văn học, NXB KHXH, H, 1977.

[2]         Các giáo trình, tài liệu tham khảo của ba học phần Văn học trung đại Việt Nam dành cho hệ Cử nhân.

          - Sách tham khảo:

[1]         Jean Chevalier & Alain Gheerbrant (chủ biên), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, người dịch: Phạm Vĩnh Cư, NXB Đà Nẵng, 2002.

[2]         Đoàn Ánh Loan, Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố, NXB ĐHQG TPHCM, 2003.

[3]         Hiểu Đông, Điển cố Phật giáo trong một số tác phẩm Thiền Tông đời Trần, NXB Tôn giáo, H, 2009.

30.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì: tháng....

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận/ hoặc vấn đáp

- Thời gian tổ chức thi hết môn: tháng ....

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

30.10. Thang điểm: 10

31. HỌC PHẦN: PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC NGỮ VĂN

31.31. Mã học phần: PHIL 408

31.2. Số tín chỉ: 02

31.3 Phân bố thời gian

- Lên lớp:               30 tiết

 

    + Lý thuyết:       24 tiết

 

    + Bài tập:           02 tiết

 

    + Thảo luận:       04 tiết

 

- Tự học:                 60 tiết

 

31.4. Điều kiện tiên quyếtPHIL 222

31.5. Mục tiêu của học phần

a. Năng lực

- Tiếp tục nâng cao, phát triển Năng lực dạy học Ngữ văn  thông qua việc hiểu lợi ích và sử dụng thành thạo, hiệu quả các phương tiện dạy học truyền thống và hiện đại vào môn Ngữ văn ở nhà trường trung học.

Kết thúc học phần sinh viên sẽ:

Xác định được ưu điểm, hạn chế của các phương tiện dạy học Ngữ văn để vận dụng vào thực tiễn nghề nghiệp;

 Sử dụng các phương tiện dạy học  thành thạo, sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với đặc trưng môn học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông;

Có ý thức tự tìm tòi, sáng tạo các phương tiện, đồ dùng dạy học.

   b. Kiến thức

   Trang bị các kiến thức về phương tiện dạy học và phương tiện dạy học Ngữ văn cho sinh viên, cách thức thực hành sử dụng các phương tiện trong quá trình dạy học Ngữ văn.

31.6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

-  Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về phương tiện dạy học Ngữ văn: khái niệm, ý nghĩa, cách phân loại, nguồn tài nguyên phương tiện dạy học truyền thống và hiện đại;

-  Học phần rèn luyện khả năng sử dụng hiệu quả các phương tiện vào dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông.

31.7. Nhiệm vụ của sinh viên

   - Đọc tài liệu, thảo luận, thực hành: Phải tự giác, chủ động và tự tin trong các hoạt động thảo luận, làm bài tập thực hành; tăng cường hoạt động theo nhóm để tận dụng và phát huy triệt để hiệu quả các tài liệu và phương tiện học tập, thực hành sử dụng các phương tiện trong giờ học Ngữ văn tại phòng nghiệp vụ của tổ bộ môn

-Tự thực hành theo nhóm.

31.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính:

[1]        Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), Giáo trình giáo dục học, tập 1, phần Phương tiện dạy học, trang 233 – 243; NXB ĐHSP.

[2]      Đỗ Ngọc Thống, Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam, phần Công nghệ - thông tin truyền thông và môn Ngữ văn, trang 380 – 389, NXB Giáo dục Việt Nam; H. 20131.

[3]      Quách Tuấn Ngọc, Đổi mới PPDH bằng CNTT, xu thế của thời đại, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên ngành, số 8, 1999.

- Sách tham khảo:

[1]        The training of trainers program 2002, Block one course materials, The Viet Nam – Australia training project the VAT project.

[2]      Intel® innovation in education, Tài liệu của chương trình Dạy học cho tương lai (Teach to the Future), 2004

[3]    Microsoft® Your potential. Our passion, Dùng công nghệ thông tin để cải tiến việc dạy và học, Tài liệu tập huấn của chương trình Partners in Learning, 2006

[4]      Một số Websites:

-         http://www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn

-         http://www.google.com.vn

-         http://www.yahoo.com

-         http://www.ask.com

-         http://www.edu.net.com

31.9 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì: tháng 10

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỉ trọng: 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận/ hoặc vấn đáp

- Thời gian tổ chức thi hết môn: tháng 12

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 trở lên

- Điểm: từ 0 đến 10

- Tỷ trọng: 60%

31.10 Thang điểm: 10

32.

Post by: Vu Nguyen HNUE
08-10-2020