Tin nóng

Giới thiệu CLB Sinh viên Ngữ văn Nghiên cứu khoa học


18-10-2020

1. Tên gọi, mục đích của CLB

- Tên gọi đầy đủ: Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học Khoa Ngữ văn

- Địa chỉ: Khoa Ngữ văn, Giảng đường B trường Đại học Sư phạm Hà Nội

- Mục đích thành lập:

+ Là hoạt động thiết thực trong việc mở rộng phong trào, động viên, khích lệ sinh viên và các cán bộ, giảng viên tham gia tích cực hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học.

+ Tập hợp được đông đảo sinh viên say mê nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với một số hình thức hoạt động khoa học phù hợp, góp phần phát huy khả năng nghiên cứu, nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.

+ Phát hiện, bồi dưỡng những tài năng trẻ tham gia NCKH, từ đó lựa chọn những gương mặt ưu tú nhất để bồi dưỡng, phát triển lâu dài.

+ Bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện cho sinh viên các kĩ năng mềm như: kĩ năng thuyết trình và phản biện, kĩ năng làm việc nhóm..

+ Cầu nối các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên đến với thực tế

          2. Các diễn đàn của CLB

- Website khoa Ngữ văn- Đại học Sư phạm Hà Nội (nguvan.hnue.edu.vn), mục Sinh viên

- Facebook: CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học - Khoa Ngữ văn SPHN

- Gmail: clbsvvan.nghiencuukhoahoc@gmail.com

3. Tổ chức CLB

CLB hoạt động dưới sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, gồm có Ban cố vấn, Ban chủ nhiệm và thành viên được phân công vào các bộ phận chuyên trách, các hội viên của CLB

4. Quyền lợi và trách nhiệm của thành viên CLB

4.1. Quyền lợi của thành viên:

- Được tham gia vào các hoạt động chính thức của CLB

- Có cơ hội trao đổi, tìm hiểu về các vấn đề văn hóa, văn học

- Có cơ hội nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và trình độ ngôn ngữ

- Có cơ hội rèn luyện các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm...

- Có cơ hội giao lưu và thể hiện mình

- Có quyền tham gia xây dựng và hoàn thiện CLB

- Nhận được chứng nhận của khoa Ngữ văn về quá trình hoạt động tại CLB nếu đạt tiêu chuẩn (Quy định rõ ở phần Quy chế hoạt động)

4.2. Trách nhiệm của thành viên

- Tích cực tham gia các hoạt động của CLB, hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng.

- Tích cực tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng và hoàn thiện CLB

- Tham gia các sinh hoạt của CLB đúng giờ, đúng quy định

PHẦN II- HOẠT ĐỘNG CỦA CLB

I. Thành viên CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học sẽ có các hoạt động sau đây:

1. Nghiên cứu, dịch thuật, sáng tác và sưu tầm tư liệu

- Viết và đăng các bài nghiên cứu trên diễn đàn của CLB theo các chủ đề:

+ Bài nghiên cứu

+ Bài dịch thuật

Bài đọc sách

- Post các bài sưu tầm, giới thiệu

+ Giới thiệu tư liệu, công cụ học tập (điểm phim/ kịch, điểm sách, giới thiệu trang web hay, các công cụ học tập tốt dành cho sinh viên) và Tổng hợp/ Giới thiệu sự kiện văn hóa.

+ Sưu tầm các bài nghiên cứu của các học giả, giảng viên, nhà nghiên cứu...; các bài viết, các bài điều kiện/ bài thi có chất lượng tốt của các sinh viên trong toàn khoa... để đăng lên các diễn đàn của CLB.

2. Tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận chuyên đề

Tổ chức các buổi tọa đàm về kĩ năng, phương pháp như “Kinh nghiệm và kĩ năng viết một bài nghiên cứu khoa học cho sinh viên”“Nguồn tư liệu và kĩ năng khai khác tư liệu cho sinh viên”... và thảo luận về các chuyên đề học tập cho sinh viên trong khoa (những chủ đề có tính chất đặc thù sẽ dành cho sinh viên từng khóa). Có thể mời các giảng viên, chuyên gia đến nói chuyện hoặc tự thảo luận tùy theo chuyên đề. Dự kiến một học kì có ít nhất hai sự kiện.

3. Tổ chức các hoạt động truyền cảm hứng học tập

Thành viên CLB tổ chức các hoạt động chiếu phim theo chủ đề, sử dụng bảng tin sinh viên để phổ biến các hoạt động văn hóa, tổ chức đặt vé tham gia các sự kiện ngoài trường hay đi dã ngoại thực tế. (Sẽ trình bày cụ thể trong đề án riêng)

4. Sinh hoạt định kì (mỗi tháng một lần)

- Họp để tự đề xuất các nguyện vọng của CLB với Ban chủ nhiệm khoa và giới thiệu hội viên mới.

- Thành viên CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học thảo luận về một chủ đề nhất định thuộc các lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, kĩ năng học tập, tác phẩm văn học hoặc chia sẻ, hỗ trợ trong học tập, thi cử, nghiên cứu khoa học.

5. Tổ chức cho hội viên đăng kí đề tài Báo cáo khoa học cấp Khoa, cung cấp tài liệu nghiên cứu, giới thiệu giảng viên hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục cần thiết, theo dõi kết quả của Hội thi Nghiên cứu KH Sinh viên.

II. Quy chế hoạt động

2.1. Tích điểm hội viên

Thành viên CLB được tính điểm theo mỗi phần việc hoàn thành và cộng dồn trong suốt quá trình hoạt động. Tổng điểm trong 4 năm học được xếp theo các hạng mục: Xuất sắc (đạt từ 250 điểm trở lên), Tốt (đạt 200 điểm trở lên), Khá (đạt 150 điểm đến cận 200 điểm).

- Đối với Ban chấp hành CLB: Mỗi phần việc hoàn thành trong học kì được nhận điểm theo các mức 30, 20, 10 tùy theo nội dung và kết quả công việc. Quá trình hoạt động sẽ được ghi nhận và quyết định điểm bởi Ban chủ nhiệm CLB.

- Đối với hoạt động trên website của thành viên CLB:

          + Mỗi bài nghiên cứu, dịch thuật, sáng tác đăng trên website nhận được 15 điểm

          + Mỗi bài sưu tầm, giới thiệu nhận được 3 điểm

          - Đối với Báo cáo KH của thành viên CLB:

          + Báo cáo KH được dự thi từ cấp Trường trở lên nhận được 50 điểm

          + Báo cáo khoa học đạt giải cấp Khoa nhận được 30 điểm

          * Lưu ý: Điểm tích lũy có thể thay đổi trong những trường hợp đặc biệt dựa trên quyết định của Ban chủ nhiệm CLB.

2.2. Điều kiện kết nạp Hội viên:

Sinh viên đạt 15 điểm trở lên được kết nạp vào CLB.

2.3. Giấy chứng nhận Sinh viên nghiên cứu khoa học:

- Thành viên CLB được nhận Giấy chứng nhận Sinh viên Nghiên cứu khoa học của khoa Ngữ văn - ĐHSPHN, có dấu của phòng Đào tạo nếu đạt đủ điểm tích lũy khi ra trường. Trên giấy chứng nhận ghi rõ xếp loại tính theo số điểm tích lũy: Xuất sắc, Tốt, Khá.

- Xếp loại thành viên:

Xuất sắc: 250 điểm (trên 50 điểm/ năm)

Tốt: 200 điểm (50 điểm/năm)

Khá: 150 điểm đến cận 200 điểm ( khoảng từ 40 điểm/năm)

* Lưu ý: Đối với sinh viên năm thứ 3, thứ 4, điểm xếp loại được tính bằng số điểm x số năm học còn lại. Điểm tích lũy có thể thay đổi trong những trường hợp đặc biệt dựa trên quyết định của Ban chủ nhiệm CLB.

PHẦN IV – QUY ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC BÀI VIẾT

1.     BÀI NGHIÊN CỨU

1. Đặt vấn đề

2. Nội dung

3. Kết Luận

4. Tài liệu tham khảo chính

2.     BÀI DỊCH THUẬT

1. Nguồn tài liệu

- Tác giả / tác phẩm / đường link (nếu có)

- Dẫn nhập (một vài tóm tắt về nội dung hoặc nhận xét, giới thiệu…)

- Từ khoá

2. Dịch thuật

3. BÀI ĐỌC SÁCH

1. Thông tin về cuốn sách / tài liệu (Tên sách / tác giả / nhà xuất bản / năm xuất bản…)

2. Giới thiệu và bàn luận

4. BÀI SƯU TẦM

1. Dẫn nhập: Nguồn sưu tầm / mục đích sưu tầm / một vài nhận xét

2. Nội dung bài sưu tầm, giới thiệu…

Lưu ý: Các bài viết có dung lượng từ 7 đến 12 trang, font chữ Time New Roman, cỡ chữ 13 – 14. Các hội viên cần dowload xuống và lưu giữ các bài viết của mình để làm căn cứ tích điểm về sau.

Địa chỉ nhận bài gửi về CLB

-         Đối với sinh viên năm thứ nhất: ngdieuhoa@gmail.com

-         Đối với sinh viên năm thứ hai: lsnprojvip@gmail.com

-         Đối với sinh viên năm thứ ba: thanhgiang93@gmail.com

-         Đối với sinh viên năm thứ bốn: tamantamao@gmail.com

Post by: Vu Nguyen HNUE
18-10-2020