Văn học Việt Nam trung đại

AI ĐƯA RA THI LUẬT ĐỀ, THỰC, LUẬN, KẾT TRONG THƠ ĐƯỜNG VIỆT NAM ?


11-10-2020

Bài viết trình bày: - Những thuật ngữ luật thơ Đường Việt Nam - Hai cơ sở ra đời luật thơ Đường vào Việt Nam

AI ĐƯA RA THI LUẬT ĐỀTHỰCLUẬNKẾT

TRONG THƠ ĐƯỜNG VIỆT NAM ?

PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG NA

Đại học Sư phạm Hà Nội)

Khi nghiên cứu luật thơ Đường(1) ở Việt Nam, có người hỏi: Ai đưa ra luật thơ Đề, Thực, Luật, Kết ? Câu hỏi này quả rất cần.

Vậy, người Việt Nam nào đầu tiên đặt ra thuật ngữ trên ? Muốn biết, chúng ta hãy theo lịch sử của thuật ngữ đó. Tuy nhiên, 4 thuật ngữ kia lại vốn do 5 thuật ngữ “mẹ” đẻ ra, là Phá-đềThừa-đềThích-thựcLuận-nghĩa,Thúc-kết. Nghĩa là, muốn biết “con” - (Đề, Thực, Luận, Kết) thì cần biết “mẹ” - (Phá-đề, Thừa-đề, Thích-thực, Luận-nghĩa, Thúc-kết). Nhưng tìm Tam đại con gà cũng khó. Thế thì chúng tôi trình bày theo kiểu dủ dỉ là con dù dì vậy ! Nghĩa là, với 2 mục dưới đây, trước hết chúng tôi cung cấp một số tư liệu liên quan thuật ngữ “mẹ” và thuật ngữ “con” thôi, gồm:

- Những thuật ngữ luật thơ Đường Việt Nam

- Hai cơ sở ra đời luật thơ Đường vào Việt Nam

*

*     *

I. Những thuật ngữ luật thơ Đường Việt Nam

I.1. Về 5 thuật ngữ luật thơ Đường Việt Nam

a. Có lẽ người Việt Nam đầu tiên đặt ra 5 thuật ngữ luật thơ Đường là Cử nhân khoa Bính Ngọ 1906 - tác giảViệt Hán văn khảo viết năm 1918: cụ Phan Kế Bính(2) (1875 - 1921). Khi công trình Việt Hán văn khảo chưa kịp xuất bản thì năm 1921, cụ Phan đã mất. Tới năm 1930, sách của cụ mới được nhà Trung-Bắc Tân-Văn in và nhờ đó, 5 thuật ngữ luật thơ Đường của cụ vấn thế. Năm thuật ngữ là:

“Câu đầu tiên gọi là câu phá-đề, nghĩa là mới mở cái ý của đầu bài...

“Câu thứ hai là câu thừa-đề, nghĩa là nói vào đầu bài...

“Câu thứ ba thứ tư là hai câu thích-thực hoặc gọi là cập-trạng, nghĩa là, phải tả cái thực cảnh của đầu bài ra, và phải đối nhau...

“Câu thứ năm thứ sáu gọi là hai câu luận-nghĩa, là luận cho rộng cái ý của đầu bài, cũng phải đối nhau...

“Hai câu thứ bẩy thứ tám thì gọi là hai câu thúc-kết, không cần phải đối nhau. Câu này thì tổng kết cái ý của đầu bài, hoặc tả rộng ý ra thế nào cũng được” (tr.10).

Đến trang 100, cụ chỉ nhắc lại ý trên. Nghĩa là, ngay năm Mậu Ngọ 1918 khi Quốc ngữ hiện đại bắt đầu dùng và cũng là năm thi Hương cuối cùng ở nước ta, cụ Phan đưa ra 5 thuật ngữ thơ Đường Việt Nam là,

1. Phá-đề,

2. Thừa-đề,

3. Thích-thực hoặc cập-trạng,

4. Luận-nghĩa,

5. Thúc-kết.

Ghi chú 1:

Cụ Phan Kế Bính viết thuật ngữ Thích-thực kiểu song hành: “thích-thực hoặc gọi là cập-trạng” và cả 5 thuật ngữ trên, cụ đều dùng động từ.

b. Sau, Phó bảng khoa Canh Tuất 1910 là cụ ưu - Thiên Bùi Kỉ(3) (1887 - 1960) tiếp tục. Năm 1932, cụ Phó bảng viết Quốc-văn Cụ-thể trong đó ghi 5 thuật ngữ trên của cụ Phan, nhưng viết gọn là:

1. “Câu đầu gọi là phá

2. “Câu thứ nhì gọi là thừa

3. “Câu thứ ba, câu thứ tư gọi là thực hay là lĩnh.

4. “Câu thứ năm, câu thứ sáu gọi là luận hay là cảnh.

5. “Câu thứ bảy, câu thứ tám gọi là kết” (tr.42).

Để giải thích 5 nội dung của chúng, cụ Phó bảng ghi thêm:

Phá, nghĩa là mở ra, nói đả-động đến đề-mục.

Thừa, là theo ý câu phá mà nói vào bài.

Thực, là cắt nghĩa đầu bài.

Luận, là bày tỏ ý-kiến hay tình-cảm của người làm thơ.

Kết, là đóng lại” (tr. 43).

Vậy là, đến năm 1932, Việt Nam vẫn gồm 5 thuật ngữ và đều dùng động từ.

I.2. Về 4 thuật ngữ luật thi thơ Đường Việt Nam

Năm 1943, Dương Quảng Hàm (1898-1946) trường Bưởi, viết Việt-Nam văn-học sử-yếu ở đó Giảng sư nhắc lại luật thơ Đường của 2 cụ Cử nhân và Phó bảng đã viết từ trước. Tuy vậy, khi ghi những thuật ngữ này, Giảng sư chú ý in nghiêng và có chua chữ Hán. Riêng 2 thuật ngữ Phá-đề và Thừa-đề, Giảng sư gom thành 1 là Đề. Bởi thế, Giảng sư ghi:

“1) Đề gồm phá đề (câu 1) là mở bài và thừa đề (câu 2) là nối với câu phá mà vào bài.

“2) Thực hoặc trạng (hai câu 3-4) là giải-thích đầu bài cho rõ-ràng.

“3) Luận (hai câu 5-6) là bàn-bạc cho rộng nghĩa đầu bài.

“4) Kết (hai câu 7-8) là tóm ý-nghĩa cả bài mà thắt lại”(4).

Đến đây chúng ta có thể nói, năm 1943, Dương Quảng Hàm là người đầu tiên đưa ra 4 thuật ngữ luật thơ Đường Việt Nam: ĐềThực (// trạng), LuậnKết. Tuy nhiên, khi đưa ta thuật ngữ Đề, Dương Quảng Hàm không viết dứt khoát: Đề là động từ () hay danh từ () ? Vả chăng, Phá đề và Thừa đề chính là quá trình thao tác thơ ca chứ không phải chủ đề hoặc nhan bài, nghĩa là đi ngược thao tác thơ ca.

Từ đây, các nhà nghiên cứu luật thơ Đường Việt Nam đi 2 ngả: hoặc theo 5 thuật ngữ của cụ Phan hoặc theo 4 thuật ngữ của Dương Quảng Hàm trường Bưởi.

I.3. Hai ngả ghi thuật ngữ luật thơ Đường Việt Nam sau 1943

a. Năm 1968, Thơ ca Việt Nam (Hình thức và thể loại)(5) được công bố. Trong công trình này, mục Luật thi thơ Đường Việt Nam do Giáo sư Bùi Văn Nguyên (1918 - 2003) viết. Giáo sư ghi như sau:

- Hai thuật ngữ đầu, Giáo sư ghi theo cụ Cử nhân Phan:

“Câu đầu gọi là phá đề (tức mở đề)

“Câu nhì gọi là thừa đề (chuyển ý vào nội dung)”.

- Hai thuật ngữ sau, Giáo sư kết hợp ý của cụ Cử nhân và Phó bảng:

“Hai câu ba, bốn gọi là thực (tức là cắt nghĩa đầu đề cũng gọi là hai câu lĩnh).

“Hai câu năm, sáu gọi là luận (tỏ tình, ý của người làm thơ, cũng gọi là câu cảnh)”.

- Thuật ngữ cuối cùng, Giáo sư ghi:

“Câu bảy, tám tức là hai câu kết luận”, (tr.221).

Thế là, Giáo sư Bùi Văn Nguyên trung thành trở về cái thuở ban đầu mà Giáo sư ra đời năm Mậu Ngọ 1918 khi Cử nhân Phan viết:

1. Phá đề,

2. Thừa đề,

3. Thực (// lĩnh),

4. Luận (// cảnh),

5. Kết luận.

b. Tới năm 1996, Phó Giáo sư Bùi Duy Tân (1932 - 2009) viết Chuyên đề văn học phổ thông(6) ở đó ông trình bày 4 thuật ngữ luật thơ Đường theo Dương Quảng Hàm nhưng mở rộng và nhấn mạnh chức năng thơ ca. Phó Giáo sư ghi:

“Hai câu đầu gọi là đề, gồm câu phá đề và câu thừa đề, tức là những câu mở đề và bắt đầu phát triển ý của bài thơ.

“Hai câu 3, 4 gọi là thực, có chức năng triển khai ý của đề tài, miêu tả cụ thể về tình cảnh, việc.

“Câu 5, 6 gọi là luận, có chức năng luận bàn nhận định về đề tài. Hai câu này dễ lẫn với hai câu thực, vì thực và luận luôn gắn bó với nhau.

“Hai câu cuối 7, 8 là hai câu kết, có chức năng khép bài thơ lại bằng những ý kết thúc, có liên hệ với hai câu đầu và cũng mở ra ý mới, để lại dư vị của bài thơ” (tr.87).

Cuối cùng, Phó Giáo sư chốt lại:

1. Đề... -----------------------> Vần

2. Thực... ---> Đối nhau... ---> Vần

3. Luận... ---> Đối nhau... ---> Vần

4. Kết... ----------------------Vần (đính chính tr.88).

Vậy, cơ sở nào ra đời 5 hay 4 thuật ngữ luật thơ Đường ?

II. Hai cơ sở ra đời thuật ngữ luật thơ Đường vào Việt Nam

Có lẽ 2 cơ sở quan trọng đi vào luật thơ Đường Việt Nam là văn Bát cổ và thơ Luật Đường.

II.1. Văn Bát cổ

a. Văn Bát cổ () có 8 thuật ngữ là:

1. Phá đề (),

2. Thừa đề (),

3. Khởi giảng (),

4. Khởi cổ (),

5. Trung cổ (),

6. Hậu cổ (),

7. Thúc cổ (),

8. Đại kết ().

Ghi chú 2:

(1) Chữ cổ () trong Bát cổ có nghĩa là cái đùi; nghĩa đó bất nhã. Bởi vậy, người ta thay Bát cổ = Bát bỉ () hoặc đọc là Bát tỉ.

(2) Các thuật ngữ: Khởi giảng còn tên là Tiểu giảngNguyên khởi; Khởi cổ còn tên là Khởi tỉĐề tỉ (), Đề cổ (), Tiền cổ; Trung cổ còn tên là Trung tỉ; Hậu cổ còn tên là Hậu tỉ; Thúc cổ còn tên là Thúc tỉ.

b. Sự ảnh hưởng văn Bát cổ vào luật thơ luật Đường Việt Nam

1. Văn Bát cổ dùng thi cử chính thức từ thời Minh, tới năm Quang Tự (1902) nhà Thanh bãi bỏ. Tuy nhiên, tiền nhân nước ta bảo lưu 3 thuật ngữ quan trọng về luật thơ Đường bát cú là:

- Phá đề,

- Thừa đề,

- Đại kết.

2. Trong Thí văn cách thức, Cố Viêm Vũ(7) () thời Thanh tổng kết như sau:

Phá đề dùng 2 hoặc 3-4 câu...; Thừa đề dùng 4-5 câu...; Đại kết có thể viết vài chục chữ hoặc hơn trăm chữ”. Nghĩa là, 1 bài Bát cổ viết ngắn 300 chữ, trung bình 500 chữ, dài nhất 700 chữ. Nhưng thơ Đường bát cú bao giờ cũng cố định: 1 bài gồm 8 câu; 1 câu có 4 chữ (thể Tứ ngôn), 5 chữ (thể Ngũ ngôn), 6 chữ (thể Lục ngôn), 7 chữ (thể Thất ngôn). Đấy là sự khác biệt về số chữ của văn Bát cổ với thơ Đường bát cú.

3. Các nhà nghiên cứu Trung Hoa cho rằng, trong văn Bát cổ có phần Khai đầu gồm Phá đề và Thừa đề là quan trọng nhất. Có lẽ vì thế, các cụ Phan Kế Bính, Bùi Kỉ, Bùi Văn Nguyên đều chuyển phần Khai đầu của văn Bát cổ sang thơ Đường bát cú mà ghi thành 2 mục riêng:

Phá đề,

Thừa đề.

II.2. Luật thơ Đường bát cú

Khi trình bày mục này, chúng tôi xin chú ý:

- Thơ Đường có 4 thể chính là, Tứ ngônNgũ ngônLục ngônThất ngôn; mỗi thể lại chia làm 2 loại: Tứ tuyệt () và Bát cú (). Riêng thể Tứ ngôn và Lục ngôn có số bài rất ít, còn Ngũ tuyệt và Thất tuyệt không thống thuộc kết cấu Phá đềThừa đề, ThựcLuậnKết. Vì vậy, dưới đây chúng tôi không trình bày 4 thể Tứ ngônLục ngôn,Ngũ tuyệt và Thất tuyệt.

- Thể Ngũ ngôn và Thất ngôn cùng mô thức kết cấu. Cho nên, khi trình bày, chúng tôi lấy thể Thất ngôn thay cho cả 2 thể.

- Xưa, các nhà nghiên cứu thơ ca vẫn gọi thơ Đường là thơ cận thể. Bởi thế, từ đây chúng tôi dùng thuật ngữthơ Đường = thơ cận thể.

a. Hình thức luật thi cận thể bát cú

a.1. Mỗi bài thơ bát cú là, cứ 2 câu liền nhau theo thứ tự thành 1 liên () mà tạo ra 4 liên:

1. Thủ liên () - liên đầu,

2. Hạm liên () - liên hàm,

3. Cảnh liên () - liên cổ,

4. Vĩ liên () - liên cuối.

a.2. Giữa chúng có mối quan hệ là,

1. Thủ liên gồm Phá đề () và Thừa đề (), gọi tắt là Phá Thừa đề (), hoặc Phá Thừa (). Điều này vô cùng quan trọng khi đưa ra mô hình kết cấu luật thi cận thể.

2. Giữa Thủ - Vĩ liên là Hạm liên (nơi chứa như mồm rộng nuốt trâu) và Cảnh liên (nhờ có cổ, thi nhân linh hoạt bao quát trên - dưới, phải - trái, trước - sau bốn phía).

3. Thủ Vĩ liên chỉ ra sự trước - sau chung thủy toàn bài.

Ghi chú 3:

(1) Thủ liên còn tên là Khai đoan (), Khởi liên (), Khởi bút (), Phát  (). Giữa nội dung với hình thức củaThủ liên như 2 mặt một tờ giấy không thể tách rời nhau. Bởi vậy, khi nói về Thủ liên, các nhà nghiên cứu Trung Hoa cũng như nhà nghiên cứu Việt Nam đều ghi: Thủ liên gồm Phá đề  Thừa đề.

(2) Hạm liên còn tên là Tiền liên (); Cảnh liên còn tên là Hậu liên (); Vĩ liên còn tên là Kết liên () hoặc Lạc cú ().

b. Kết cấu luật thi cận thể bát cú

b.1. Phạm Đức Ki () thời Nguyên viết Thi cách (), đó tổng kết và đề xuất kết cấu là:

1. Khởi (),

2. Thừa (),

3. Chuyển (),

4. Hợp ().

Ghi chú 4:

(1) Vài người Trung Hoa thay thuật ngữ Khởi = Khai; Chuyển () = Vi (); Hợp = Kết (= Thu ().

(2) Thuật ngữ Khởi () còn đọc là KhỉKhởiKhải.

b.2. Mối quan hệ giữa Khởi - Thừa - Chuyển - Hợp

Tác giả Thi cách giải thích:

Khởi phải bình trực () bằng phẳng, không gồ ghề, nghiêng ngửa.

Thừa cần xuân dung () - cảnh sắc ngày xuân.

Chuyển phải biến hóa () linh hoạt.

Hợp cần uyên thủy () - đầm sâu, nước thẳm”.

Khi mở rộng nghĩa trên, người đời sau viết:

1. Khởi () là Khai đoan, còn gọi là Khởi bútKhởi thi () mà mở đầu tư tưởng - nghệ thuật bài thơ, giống như đại bàng vỗ cánh lấy đà bay lên. Nói một cách hình ảnh, Khởi  “khai môn kiến sơn ()” - mở cửa nhìn núi, biểu đạt trực tiếp.

2. Sau Khai đoan là Thừa () - thuộc Hạm liên, nối tiếp mở rộng nội dung - nghệ thuật bài thơ. Muốn mở rộng nội dung - nghệ thuật mà đột biến, thi nhân chuyển từ góc nhìngiọng điệu đến cấu tứ bài thơ. Vì thế, Cảnh liên cũng gọi là Chuyển (); nghĩa là, Thừa làm trung tâm luận điểm để chuẩn bị Chuyển sang Kết.

3. Cuối cùng là gác bút (), cũng gọi là thu bút (), Thu kết () để chưng cất tinh hoa bao trùm toàn bài thơ. Đấy là Hợp () - thuộc Vĩ liên, nói rõ chí người sáng tác. Nếu dùng một cách hình ảnh, Kết là rốn nước sâu thẳm, là trình độ phẩm chất cũng như hiệu quả nghệ thuật bài thơ.

Như vậy, chúng ta có thể tóm tắt như sau:

Khởi là Khai đầu () sự kiện; Thừa là quá trình; Chuyển là kết quả; Hợp là kết vĩ sự kiện. Đấy là 1.

- Trong Khởi có Hợp, trong Hợp có Khởi; Thủ - Vĩ liên hô ứng; Thừa - Chuyển cùng Khởi - Hợp, trên dưới nhất thống. Đấy là 2.

- Khởi - Thừa - Chuyển - Hợp là phổ quát từ thể tứ tuyệt đến thể bát cú, từ thể Từ (), Khúc (), Bát cổ đến thể văn Phú (). Đấy là 3.

4. Mô hình luật thi cận thể

 

TT

Câu

Kết cấu

Ghi chú

Hình thức : Thao tác

1

1-2

Thủ liên () : Khởi ()

Khai đoan ()

2

3-4

Hạm(8) liên () : Thừa ()

 

3

5-6

Cảnh(9) liên (): Chuyển ()

 

4

7-8

Vĩ liên () : Hợp ()

Thu bút ()

 

5. Để kết hợp giữa hình thức với nội dung, giữa cấu trúc với thao tác luật thi cận thể, người Trung Hoa đưa ra 4 thuật ngữ liên hợp mà họ cho rằng, đó là sự tổng kết và đề xuất qua nghiên cứu sáu bảy trăm năm trước thế kỉ XXI đồng thời họ cho rằng, cấu trúc này hoàn toàn phù hợp với tình hình cũng như thực tế sáng tác thơ ca toàn bộ khu vực đồng văn là,

(1) Thủ liên - Khởi (),

(2) Hạm liên - Thừa (),

(3) Cảnh liên - Chuyển (),

(4) Vĩ liên - Hợp (). 
 

 

 

Theo lịch sử thuật ngữ và tư liệu luật thi cận thể, chúng tôi nghĩ:

a. Từ nghiên cứu và phát triển luật thi, người Trung Hoa chỉ ra:

1. Phần Khai đầu của văn Bát cổ gồm Phá đề và Thừa đề là quan trọng nhất nên 3 cụ Cử nhân Phan Kế Bính, Phó bảng Bùi Kỉ, Giáo sư Bùi Văn Nguyên đều chuyển sang thơ cận thể bát cú Việt Nam viết thành 2 mục riêng: Phá đề và Thừa đề.

2. Thơ cận thể bát cú gắn bó chặt chẽ giữa hình thức với nội dung. Vì thế, Thủ liên bao giờ cũng gồm Phá đềvà Thừa đề, tách thành 2 thuật ngữ riêng và quả thực chúng tôi chưa dám nghĩ gộp chúng làm 1 thuật ngữ Đề.

b. Cụ Cử nhân Phan Kế Bính, tác giả Việt Hán văn khảo 1918, người Việt Nam đầu tiên đưa ra 5 thuật ngữ luật thi cận ở Việt Nam khiến cụ Phó bảng Bùi Kỉ và Giáo sư Bùi Văn Nguyên đều đi theo. Có lẽ đúng như nhời cụ Khổng Ni dậy môn đệ rằng, bất sỉ hạ vấn(10) () - chẳng xấu hổ khi hạ mình học hỏi kẻ dưới. Mới hay, các cụ Phó bảng, Giáo sư đều theo cụ Cử nhân.

3. Sơ đồ luật thi cận thể mà chúng tôi mạo muội ghi như sau:

 

Trung Hoa

Hình thức : Nội dung: Liên hợp

Việt

Nam

Ghi

chú

(1) Thủ liên gồm : Khởi : Thủ liên - Khởi

- Phá đề : :

- Thừa đề : :

(1) Phá đề

(2) Thừa đề

Khai

đoan

(2) Hạm liên : Thừa : Hạm liên - Thừa

(3) Thích thực

 

(3) Cảnh liên : Chuyển : Cảnh liên - Chuyển

(4) Luận nghĩa

 

(4) Vĩ liên : Hợp : Vĩ liên - Hợp

(5) Thúc kết

Thu bút

 

Trên đây là một số suy nghĩ. Rất mong người đọc cảm thông mà bỏ qua cho.

Chú thích:

(1) Đáng ra phải ghi là thơ Luật Đường hoặc thơ Đường luật.

(2) Phan Kế Bính: Việt Hán văn khảo, 1918; năm 1930, Nxb. Trung Bắc Tân Văn in, Phó bảng Hoàng Tăng Bí giới thiệu; sau, Nam-Kí tái bản 1938. Từ đây, khi trích, chúng tôi chỉ ghi số trang.

(3) ưu - Thiên Bùi Kỉ: Quốc-văn Cụ-thể, Tân Việt-Nam thư-xã, Hà Nội 1932; những chữ in nghiêng trong bài này đều do chúng tôi in nghiêng và từ đây, khi trích, chúng tôi chỉ ghi số trang.

(4) Dương Quảng Hàm: Việt-Nam văn-học sử-yếu, Nha Học-chính Đông-Pháp, Hà Nội 1943, tr.115. Từ đây, khi trích sách này, chúng tôi chỉ ghi số trang.

(5) Bùi Văn Nguyên,...: Thơ ca Việt Nam (Hình thức và thể loại), Nxb. KHXH, H. 1968. Từ đây, khi trích trong sách này, chúng tôi chỉ số trang.

Xin chú ý thêm: khi viết mục này, Giáo sư Bùi Văn Nguyên đều ghi rõ Sách báo tham khảo chính của các cụ Phan Kế Bính, Bùi Kỉ, Dương Quảng Hàm,... (tr.347) và đã chú tại các trang 24, tr.248, 284,...

(6) Bùi Duy Tân: Khảo và luận một số thể loại tác gia - tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. Từ đây, khi trích trong sách này, chúng tôi chỉ ghi số trang.

(7) Cố Viêm Vũ (1613-1682): tự là Ninh Nhân (), hiệu là Đình Lâm (), người Côn Sơn (), Tô Châu () thuộc Giang Tô ().

(8) Hàm (): có thể phiên hạm và hàm.

(9) Cảnh (): có thể phiên cảnh và canh.

(10) Luận ngữ: chương Công Dã Tràng./.

(Tạp chí Hán Nôm, số 2 (117) 2013 (tr.3 -9)

Post by: Vu Nguyen HNUE
11-10-2020