Phương pháp

ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG DẠY HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO RUBRIC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018


19-10-2020
Tác giả: Mai Quốc Khánh, Trịnh Thúy Giang, Nguyễn Nam Phương, Nguyễn Vinh Quang và Nguyễn Thành Trung

1.     Mở đầu

Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) ban hành năm 2018 được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực (NL), phù hợp với xu hướng phát triển chương trình của các nước tiên tiến, nhằm thực hiện yêu cầu của Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội “tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi HS”. Để CTGDPT mới được thực hiện một cách hiệu quả cần có nhiều điều kiện, trong đó, một trong những yếu tố quan trọng là đội ngũ giáo viên có chất lượng, đáp ứng ứng được những yêu cầu của CTGDPT mới. Muốn có đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới đòi hỏi các trường Sư phạm phải tiến hành đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên, trong đó bao gồm cả việc đổi mới cách đánh giá kĩ năng nghiệp vụ sư phạm nói chung và kĩ năng dạy học (KNDH) nói riêng.

Các trường Đại học Sư phạm có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên cho các bậc học, đội ngũ này sẽ quyết định chất lượng dạy học và giáo dục học sinh (HS) tại các cơ sở giáo dục trong tương lai, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện CTGDPT mới. Thực tế ở các trường Đại học Sư phạm việc đánh giá KNDH chủ yếu dựa vào kết quả học tập, phương pháp dạy học bộ môn và kết quả giảng dạy trong quá trình thực tập sư phạm. Những số liệu của các phương pháp đánh giá này dễ mang tính chủ quan, không thực sự đảm bảo độ tin cậy.
Rubric là một công cụ đánh giá được sử dụng khá rộng rãi trong thực tiễn dạy học hiện nay trên thế giới. Rubric được sự dụng như một công cụ đánh giá, tự đánh giá và cùng đánh giá khá hữu hiệu KNDH của SV. Đánh giá KNDH của SV Đại học Sư phạm theo rubric đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 là một giải pháp mang tính phù hợp và có khả năng mang lại hiệu quả tốt trong giai đoạn hiện nay.
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu chúng ta thấy, đã có nhiều tác giả quan tâm đến đánh giá trong giáo dục tiêu biểu là Cao Danh Chính [4];Cấn Thị Thanh Hương, Vương Thị Phương Thảo
[9] ; Mai Quốc Khánh [10]; Trần Thị Bích Liễn [11]; Trần Thị Tuyết Oanh [12], Nguyễn Thị Thanh Trà [13],[14]. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu đã có, các tả giả chủ yếu quan tâm nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập của SV mà chưa thực sự quan tâm nghiên cứu sâu về các tiêu chí đánh giá KNDH của SV. Do đó, nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá KNDH của SV đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là vấn đề có tính mới, không trùng lặp với những nghiên cứu đã có trước đây.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số vấn đề lí luận về đánh giá hệ thống kĩ năng dạy học của sinh viên Đại học Sư phạm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo rubric
* Ý nghĩa của đánh giá theo rubric
Đánh giá theo rubric mang lại nhiều ý nghĩa, cụ thể:
- Giúp sinh viên định hướng, lập kế hoạch, xây dựng mục tiêu học tập
- Hỗ trợ, thúc đẩy QTDH tích cực
- Hỗ trợ, đánh giá hiệu quả kĩ năng dạy học của sinh viên
* Nguyên tắc xây dựng rubric
Nguyên tắc xây dựng rubric bao gồm:
Nguyên tắc “hiện thực hóa”: Các tiêu chí và mô tả các tiêu chí thể hiện các khía cạnh công việc của thực tiễn.
Nguyên tắc “lí tưởng hóa”: Các tiêu chí được diễn đạt theo “phổ dải” đi từ mức thấp nhất đến mức cao nhất
Nguyên tắc phân hóa: Mô tả tiêu chí có sự khác biệt giữa các mức độ hoàn thành đối với từng người học và giữa những người học với nhau.
Nguyên tắc khách quan hóa: Mô tả tiêu chí thể hiện các đặc tính, khía cạnh hoạt động
Nguyên tắc tạo động lực: Các chỉ báo chỉ ra những định hướng mà sinh viên cần hướng tới, giúp sinh viên tự đánh giá và cùng đánh giá.
* Mức độ đạt được của các tiêu chí
Các mức độ được mô tả cụ thể như sau:
Mức “Rất yếu”: Không thực hiện được các thao tác mẫu theo yêu cầu kĩ thuật.
Mức “Yếu”: Thực hiện các thao tác kém tự tin, thụ động theo mẫu/theo yêu cầu kĩ thuật.
Mức “Đạt yêu cầu”: Độc lập, tự tin thực hiện các thao tác cơ bản; chưa có sự phối hợp giữa các thao tác.
Mức “Khá”:
Mức “Tốt”: Thực hiện đúng, đầy đủ, chính xác, phù hợp các thao tác; có sự phối hợp nhịp nhàng các thao tác.
Mức “Rất toi’”: Thực hiện linh hoạt, mềm dẻo các thao tác. Có tính sáng tạo trong quá trình thực hiện các thao tác; xử lí được các tình huống nảy sinh trong quá trình thực hiện các thao tác.
2.2. Thực trạng đánh giá kĩ năng dạy học của sinh viên Đại học Sư phạm
Thông qua phỏng vấn sâu các giảng viên bộ môn phương pháp giảng dạy của một số trường Đại học Sư phạm, 100 % giảng viên đều khẳng định: mỗi Khoa của Trường có tiêu chí riêng để đánh giá KNDH của SV, các tiêu chí này hướng vào các tiêu chí quy định trong chương trình thực tập sư phạm của Trường cho đến thời điểm năm học 2018 - 2019 như sau:
Bảng 1. Thực trạng đánh giá KNDH của SV Đại học Sư phạm
Các mặt đánh giá Tiêu chí đánh giá
Chuân bị giáo án, thiết bị DH 1. Xác định rõ ràng, đầy đủ mục tiêu của bài học (chuẩn kiến thức, KN, thái độ)
2. Chuẩn bị giáo án chu đáo
3. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện/thiết bị dạy học
Nội dung giờ dạy 4. Đảm bảo tính chính xác, logic, khoa học, làm rõ được trọng tâm
5. Đảm bảo được mức độ phân hóa, phù hợp với khả năng của HS
6. Liên hệ thực tế, cập nhật kiến thức
7. Tích hợp được các nội dung giáo dục (đạo đức, giá trị, KNS, hứng thú, niềm tin....)
Phương pháp, kĩ thuật DH 8. Lựa chọn và sử dụng được phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh
9. Biết vận dụng phương pháp dạy học tích cực, sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập có tính phân hóa, kích thích tư duy của học sinh
10.SỬ dụng hợp lí các phương pháp gthu thập thông tin phản hồi về mức độ nhận thức của học sinh
11. Các phương pháp, kĩ thuật, hình thức DH kích thích khả năng tự học
Tổ chức các hoạt động học tập 12. Tổ chức được các hoạt động học ập rõ ràng trong giờ học phù hợp với mục tiêu bài học
13. Đăm bảo thời gian và phân bố thời gian hợp lí cho các hoạt động trong tiết học
14. Môi trường học tập thân thiện, xử lí linh hoạt các tình huống sư phạm trong giờ học
15. Học sinh nhận xét, đánh giá, sửa lỗi kịp thời
16. Học sinh được hướng dẫn và hiểu rõ nhiệm vụ học tập
17. HS chủ động, tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập
Kết quả giờ dạy 18. Học sinh đạt được yêu cầu của giờ học/bài học
19. Học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng vào tình huống cụ thể, biết liên hệ thực tế
20. Học sinh tự tin, tích cực tương tác trong quá trình học tập
Với hệ thống tiêu chí nêu trên, việc đánh giá kĩ năng dạy học của SV Đại học Sư phạm còn khá chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng các mức độ đạt được yêu cầu của từng công việc của hoạt động dạy học, do vậy khó khăn cho việc đánh giá của GV, không tạo được động lực cho SV phấn đấu. 

 

Xem thêm: 

Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 1, pp. 74-94

Post by: Vu Nguyen HNUE
19-10-2020