VĂN CHƯƠNG VỚI THÂN THỂ

Nhà phê bình nữ quyền Pháp Hélene Cixous, năm 1975, bà viết: “Hầu như tất cả những gì về nữ tính hãy nên chờ đợi phụ nữ viết ra: về những đặc trưng giới tính của họ, tức là những tính phức tạp rối ren đang biến đổi vô cùng tận, nhất là về tính dục, rồi những xao động đột ngột vừa tế vi vừa lớn lao của họ. Không phải là về số phận, mà là về những chợt tỉnh từ thân thể họ” (Tiếng cười của Méduse)

Nói cụ thể mà đầy đủ hơn là sáng tác văn thơ về /từ/ qua thân thể (Thân thể tả tác) do một số nữ văn sĩ Trung quốc hiện đại nêu ra, nhưng có gốc gác sâu xa từ chủ trương “Viết về nữ tính” (Écriture féminine) của nhà Phê nình nữ quyền Pháp Hélene Cixous. Năm 1975, bà viết:  “Hầu như tất cả những gì về nữ tính hãy nên chờ đợi phụ nữ viết ra: về những đặc trưng giới tính của họ, tức là những tính phức tạp rối ren đang biến đổi vô cùng tận, nhất là về tính dục, rồi những xao  động  đột ngột vừa tế vi vừa lớn lao của họ. Không phải là về số phận, mà là về những chợt tỉnh từ thân thể họ” (Tiếng cười của Méduse). Hoàn toàn có thể viết những điều ấy,bởi vì cái gi đã có trong đời mà lại không thể có trong văn? Ngay kinh  sách của thánh hiền mà cũng đâu có kiêng kị không nhắc đến thân thể, kể cả cơ quan sinh dục nữ? Trong Đạo đức kinh (nghĩa là kinh kệ bàn về đạo đức và đạo lý hẳn hoi đấy) mà Lão Tử đã từng hạ bút: “Huyền tẫn môn, thiên địa căn” có nghĩa là cửa mình của giống cái huyền diệu, là gốc rễ của đất trời! Không hề có chút tai tiếng lăn tăn gì như Không Tử, đến vợ mà cũng không thèm lấy, đủ biết Lão Từ  nói câu ấy chỉ xuất phát trên bình diện triết lý nhân sinh và vũ trụ mà thôi. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà trong sách vở Đao gia không ít lần xuất hiện những từ như u cốc, huyền quan.v.v...nghe có vẻ chữ nghĩa thánh hiền quá đi chứ,nhưng đó chính là chỉ tử cung và âm vật đấy! Trong một thời gian  khá dài chúng ta chỉ trích câu trong Luận cương Phơbach để chỉ thấy bản chất xà  hội của con người thôi, mà đâu có biết rằng trước đó lâu,  Mác đã viêt: “ Tính dục là sức mạnh bản chất của con người trong việc theo đuổi một cách mãnh liệt đối tượng của minh” (Bản thảo kinh tế triết học 1844). Như thế văn học không thể từ nan việc thể hiện bản chất sinh vật nếu không muốn nói là chớ nên khắc họa con người một cách phiến diện. Nhưng nếu chỉ thể hiện bản chât sinh vật mà thôi thì cũng là môt cực đoan khác.     

     Tháng 7/2000  ở Trung quốc xuất hiện tâp san  Nửa thân dưới (Hạ bán thân) với   “tuyên ngôn” :“ Nửa thân dưới phải thanh toán Nửa thân trên như nào là tri thức,văn hóa, truyền thống,thi tứ,trữ tình,triết lý,suy tư,kế thừa,sứ mệnh,đại sư,kinh điển”(Thẩm Hào Ba); “ Viết về nửa thân dưới trước hết phải vứt bỏ sự quản chế của nửa thân trên đã tha hóa bởi tri thức, luật lệ, truyền thống, để trở về  với trạng thái xung động  mang tính sinh vật nguyên thủy.Viết về nửa thân dưới,là một  loại viết văn nhục thể phi văn hóa, một loại viết văn từ bỏ ý thơ,học thức, truyền thống, để biểu hiện bản chất không che đậy. Hãy bắt đầu cũng như kết thúc đều phải từ nhục thể cả”(Tạp Ngư). Khi đã từ bỏ con người văn hóa  thì đúng là con người chỉ còn bản chất sinh vật, thân thể  chỉ còn là nhục thể mà thôi. Nhưng thực ra quan hệ giữa hai khía cạnh sinh vật và xã hội  của con người ngay trong chuyện nam nữ là như thế nào? Mác đã giải đáp :” Quan hệ trai gái là quan hệ trực tiếp,tự nhiên và tất yếu giữa người và người.Trong quan hệ tự nhiên này,mối quan hệ giữa người với tự nhiên bao hàm trực tiếp mối quan hệ giữa người với người,và quan hệ giữa người với người cũng trực tiếp bao hàm quan hệ giữa người với tự nhiên,tức là sự quy định  của tự nhiên đối với bản thân.Do đó,loại quan hệ này đã bằng một hình thức cảm tính,một sự thực rõ ràng dễ thấy, để chứng tỏ đối với con người,thì bản chất của nó trở thành của giới tự nhiên ở mức độ nào,hoặc là  ở mực độ nào thì giới tự nhiên mới trở thành được bản chất của con người. Do đó,căn cứ theo loại quan hệ này,có thể phán đoán toàn bộ trình độ văn minh cuả con người” ( Bản thảo kinh tế triết học 1844)).Nói nôm na mà gọn lại là, việc yêu đương của hai giới,kể cả việc giao hoan, là cũng làm cái viêc giống  như sinh vật,nhưng hình thưc, mức độ, phạm vi, tư thế, thần thái, bối cảnh không thời gian là của con người, hơn nữa là con người văn minh. Hiển nhiên  con người là hoa của đất,tinh anh của vũ trụ,là động vật cao cấp, hơn hẳn muôn loài. Nhưng không nên quên mặt trái của con người còn ghê gớm hơn loài vật cả về hồn và xác. Con sói trước khi vồ mồi không hề giương cao ngọn cờ công lý chính nghĩa bao giờ. Rồi trong phim ảnh, băng hình lại cho thấy con người làm tình quá kinh tởm, con vật cũng không hề làm như thế. Đã có loại người như thế,thì ắt cũng có xu hướng nghệ thuật như thế Mà đã có loại nghệ thuật như thế,thì không thể cấm đoán giản đơn về mặt hành chính pháp lý,phải có giải pháp tổng hợp về mặt con người. Ở đây chỉ góp phần nhỏ từ lý luận nghệ thuật mà thôi

         Con người có hai loại cực khoái (orgasme ).Cực khoái về mặt thân xác là chuyện tính dục, nhưng cực khoái về mặt tâm hồn là văn nghệ, bởi vì bàn chât và chức năng  ở cấp độ chỉnh thể bao trùm của nó là  tình cảm thẩm mỹ luôn luôn nâng cao tâm hồn con người hướng về cái cao đẹp đến mức tối đa có thể được trong  từng việc,từng nới từng lúc. Như thế viết văn, sáng tạo nghệ thuật về tính dục không phải chỉ tái hiện lại cái cực khoái thân xác.Về mặt này ý kiến của Mallarmé là thích hợp: “ Hiện thực đã có sẵn rồi, chúng ta sáng tác ra thêm làm gì nữa?” (Về sự phát triển của văn học). Nhưng trong chuyện này vẫn cần đến nghệ sĩ là họ có thể và cần phải tạo ra cho được cái cực khoái cuả cực khoái, tức là cáí cực khoai thứ hai về tâm hồn chung quanh chuyện ấy. Phải hiểu thấu đáo luận điểm “Chuyển dịch libido”(libido-displacement’s) của  S.Freud: “ Loài người đã từng ra sức vứt bỏ những xung động nguyên thủy để sáng tạo ra nền văn hóa, mà văn hoa sở dĩ được cải tiến không ngừng, cũng là do mọi cá nhân bao đời nay tham gia vào sinh hoạt xã hội, tiếp tục hy sinh sự hưởng thụ bản năng vì lợi ích của cộng đồng. Những xung động bản năng mà nó sử dụng thì bản năng tính dục là quan trọng nhất. Do đó, tinh lực tính dục sẽ được thăng hoa, có nghĩa là nó sẽ rời khỏi mục tiêu của tính dục để chuyển sang mục tiêu xã hội cao cả” (Khái luận phân tâm học).Như thế, nếu viết về khỏa thân và tính dục chỉ cốt trực tiếp gợi dục thì  đã đi ngược lại thiên chức của văn hóa nghệ thuật như chính những tác giả hạ bán thân đã thừa nhận ở trên.

       Trở lên là bàn thiên về tính dục, nhưng nó chỉ là một phương diện, còn thân thể lại càng có nhiều điều quan trọng nếu chưa muôn nói là hơn. Hầu như cái gì của con người cũng phải qua thân thể cả.Tất nhiên con người có tư tưởng tình cảm.v.v...,nhưng  ở đây chỉ trừu xuất ra phương diện thân xác để luận bàn. Xác và hồn,tạm xem như là hình thức với nội dung,thì hình thức thân xác cũng có tính tương đối độc lập của nó, thậm chí phải giao hẵn cho ngành y tế quản lý. Nói đời người trải qua sinh lão bệnh tử,những trạng thái nhân sinh như thể  trước hết là câu chuyện của thân thể. Ngay những  lĩnh vực của tâm trạng như vui buồn yêu ghét oán giận, thân thể đều chia phần gánh chịu hoặc phân hưởng. Dù có chia cuộc đời ra các bình diện sinh thực,sinh tồn,sinh trưởng thì cũng đều dính đến thấn thể .Sinh thực  không phảỉ chỉ có tính dục mà còn có chuyện vô sinh, mặc cảm tuyêt nòi, rồi phái sinh ra những chuyện như thụ thai ống nghiệm,sinh sản vô tính.Sinh tồn thì có chuyên cơm áo gạo tiền, đói no, rét ấm,sống chết, mà trước hết thân thể phải gánh chịu.Sinh trưởng thì hiển nhiên có chuyên ước mơ hoài bảo,nhưng trước hết ai cũng muốn rèn luyện thân thể khỏe mạnh,sức vóc cường tráng,cơ thể đẹp đẻ . Còn về giáo dục thì không những có trí dục, đức dục, mà còn thể dục nữa. Và đứng về cấu trúc của bất kỳ hình thái xã hội nào,thân thể cũng gắn với lực lượng sản xuất trong hạ tầng cơ sờ.Cũng như chiến đấu,sản xuất cũng cần sức khỏe của thãn thể.Và thân thể ngày càng thâm nhập sâu hơn vào kinh tế, kinh doanh như nghề người mẫu,thời trang chẳng hạn.Và nếu muốn tránh từ “vốn tự có” thì có thể tham khảo P.Bourdieu với khái niệm “tư bản thân thể”.

       Đã gắn chặt với hạ tầng cơ sở, thì thân thể còn liên quan đến mọi lĩnh vực của kiến trúc thượng tầng. Trước hết là với triết học Xưa kia Platon xem thân thể đối lập với linh hồn, nó lôi kéo con người xuống chỗ thấp hèn, chỉ có linh hồn mới nâng con người lên chỗ cao cả, do đó phải khống chế, không buông lỏng cho đòi hỏi của thân thể.Đến thời nay, M.Foucault lại nêu cao vai trò của thân thể ,cho rằng nó chính là tiêu điểm để quy hoạch và thiết kế cho mọi nội dung thực tiễn và hình thức tổ chức xã hội.Thân thể cũng liên quan với chính trị và pháp luật. Nó không phải chỉ được nhìn ngắm  và sử dụng mà còn bị xã hội giám sát. Nếu phạm pháp bị tù ,thì mặc dù tinh thần có thể vươn ra ngoài,nhưng thân thể  phải ngồi bóc lịch với những pha hành xác không hề dễ chịu chút nào.Thân thể càng gắn liền với đạo đức và tôn giáo. Với tư cách là học thuyết về đạo đức. Nho giáo có những quy định về “Phụ dung”(dung nhan của  phụ nữ) như “Nhan sắc không cần đẹp đẻ” để tránh quyến rủ đàn ông (Nữ giới)Tôn giáo ít hay nhiều đều có chuyện cấm dục, diệt dục đối với thân thể. v.v...Tóm lại thân thể cuả con người dính với mọi  hoạt động văn hóa xã hội. Mà đã thế thì thân thể ắt hẵn phải là một phưong diện cuả “cái được biểu đạt”trong văn chương với tư cach là một khoa nhân học đặc biệt.

        Nhưng thân thể còn có một vai trò quan trọng khác nữa..Với tư cách là ‘’cái được biểu đạt”,thân thể có thể chuyển hoá thành “cái biểu đat” cho những  điều khác. S.Freud có nhận xét rằng:” Mồm miệng không khó khăn lắm để bảo mật,nhưng thân thể lại rất thích rêu rao tứ bề những gì thầm kín của chúng ta”. Như thế chúng ta có hai loại ngôn ngữ tùy nghi mà sử dụng là ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ thân thể. Đồng ý thì chỉ cần mĩm cười,gật đầu. Phản đối thì lắc đầu, chau mày, do dự thì gãi đầu, xoa cằm, ghen ghét thì lườm nguýt.v.v... Trên thế giới ngày nay dần  dần khá thịnh hành môn Ngôn ngữ học thân  thể.Tiền thân của nó là công trình Tình tự cùng sự biểu hiện ra bên ngoài của con người và loaì vật (1872) của Darwin.Mãi đến năm 1950,nhà nhân loại học Hoa kỷ R. Bỉrdwistell mới gọi những biểu hiện ra bên ngoài đó là ngôn ngữ thân thể (body language) và cho rằng chúng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong viêc giao lưu của con người.Tiếp theo ,Tiến sĩ động vật học D.Morris khẳng định  ngôn ngữ thân thể bao gồm cả tư thế ( động thái lẫn tĩnh thái),vẻ mặt và tiết tấu khi con người nói chuỵện. Đến năm1970, hai Tiến sĩ P.Ekman và W.Fiesen đã tiến hành phân loại những mô thức của ngôn ngữ thân thể.v.v... Ở đây tôi chỉ bày tỏ sơ lược một vài cảm nhận về tác dụng của ngôn ngữ thân thể đối với ngôn ngữ lời nói. Một là  nó phối hợp với ngôn ngữ lời nói để khắc họa đối tượng cho thêm phần sinh động và sâu sắc. Hai là thay thế hẵn ngôn ngữ lời nói.Cứ nhớ lại loaị phim câm,không hề có lời thoại nào, mà Charlot gây cười hết cảnh naỳ đến cảnh khác.Ba là kiểm chứng ngôn ngữ lời nói,bởi vì có khi nói không thật,cho nên Khổng Tử mới nhắc nhở: “Thính kỳ ngôn nhi quán kỳ hành “có một phần là vì vậy.

       Tất nhiên ngôn ngữ thân thề cũng gióng ngôn ngữ lời nói có thể che đậy hoặc tự xuyên tạc ý nghĩ thật trong đầu. Cho nên Trang Tử mới lưu ý :”Người giả khóc tuy có vẻ đau nhưng không thật buốn,kẻ cố ra vẻ giận dữ tuy nghiêm nhưng không có uy,kẻ giả thân tình tuy cười nhưng khó hợp. Đau dớn thật sự tuy không khóc mà rất buồn.Giận thật tuy không lộ rõ nhưng rất có uy.Thân tình thật tuy không cười nhưng dễ hòa hợp” (Ngư phủ). Cho nên phải chăng thái độ “bất tín ngôn ngữ” của J.Derrida cũng có thể áp dụng cho ngôn ngữ thân thể ? Tất nhiên không có thái  độ cực đoan nào dẫn đên chân lý. Trong vấn đề này, thỏa đáng hơn là lời khuyên của Tonya Reiman, nữ chuyên gia ngôn ngữ thân thể của Hoa kỳ:” Chúng ta vĩnh viễn không nên căn cứ vào những dấu hiệu đơn lẻ để suy đoán về ngôn ngữ thân thể”. Có nghĩa là phái xem xét những dấu hiệu ấy có lặp đi lặp lại một cách hệ thống không hay chỉ là biểu hiện ngẫu nhiên nhất thời?

         Dù sao thân thể trong văn chương,không phải chỉ là câu chuyện khỏa thân và tính dục, cho dù là khỏa thân và tính dục của con người văn minh. Thân thể trong văn chương còn là “cái được biểu đạt” trong số phận thăng trầm của con người mà nó phân hưởng hoặc gánh chịu. Hơn nữa, nó lại còn là “cái biểu đạt” những chỗ sâu kín từ tâm hồn con người chung quanh  tấn  trò đời muôn thuở xưa nay.

                                                                                        1/2016


Source: 
15-10-2020
Tags