Thương tiếc Nguyễn Đăng Na

Tưởng nhớ PGS.TS Nguyễn Đăng Na

THƯƠNG TIẾC NGUYỄN ĐĂNG NA

Trần Đình Sử

Tôi về khoa ngữ văn ĐHSP Hà Nội vào lúc anh đang làm NCS, từ đó đến nay tôi theo dõi sát con đường học tập và nghiên cứu của anh. 

Anh là một nhà nghiên cứu có bản sắc và tính độc lập. Bước vào nghiên cứu văn học cổ Việt Nam anh ý thức được rất rõ cơ sở khoa học của bộ môn: đó là tri thức Hán Nôm, khả năng đọc tác phẩm từ nguyên tác chữ Hán và chữ Nôm. Từ đó anh ra sức trau dồi vốn chữ Hán và chữ Nôm, trở thành một chuyên gia; hai là anh coi trọng vấn đề nghiên cứu văn bản. Nghiên cứu văn học cổ mà không xử lí khâu văn bản thì không thể có thành quả chính xác. Điều này thể hiện trong hầu hết công trình của anh, đều coi trọng khâu xác định văn bản. Ba là coi trọng sách công cụ, từ đó anh ra sức sưu tầm các sách công cụ. Nhờ đó các công trình của anh đều dựa trên sự tra cứu, phân tích công phu. Anh rất bất bình với những ai nghiên cứu văn học cổ mà coi thường hoặc thiếu hiểu biết về các mặt đó. 

Đóng góp của anh trong lĩnh vực Hán Nôm là đã sưu tầm và dịch sách Nam ông mộng lục, dịch một số công trình khác. 

Về nghiên cứu anh có cuốn Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam

Về giáo trình anh chủ biên mấy cuốn. Về đào tạo anh đã có nhiều thạc sĩ và tiến sĩ. 

Anh là nhà nghiên cứu văn học có đóng góp, có thành tựu. Có lần tôi nói anh nên đăng kí giải thưởng nhà nước về cụm công trình Giải mã của anh, nhưng anh không chí thú. Anh là người thẳng thắn, có thái độ quyết liệt, nghiệt ngã đối với điều anh không đồng tình. Anh là một nhà khoa học ngữ văn đáng kính trọng. Anh mất đi là một tổn thất không thể bù đắp cho ngành nghiên cứu văn học cổ Việt Nam. Tôi đã gần gủi anh, nghe anh tâm sự, mời anh cộng tác sách giáo khoa, hiểu anh và quý mến anh. 

Vô cùng thương tiếc anh và xin chân thành chia buồn cùng gia quyến. Mong anh thanh thản yên nghỉ nơi vĩnh hằng.

(Nguồn: Internet)


Source: 
01-10-2020
Tags