THÔNG BÁO VỀ VIỆC VIẾT LỊCH SỬ BỘ MÔN

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI
     KHOA NGỮ VĂN               

THÔNG BÁO VỀ VIỆC VIẾT LỊCH SỬ BỘ MÔN
    Nhân dịp kỉ niệm 60 năm thành lập, Khoa Ngữ văn tổ chức biên soạn – hoàn thiện và xuất bản sách lịch sử của khoa. Phần chính của cuốn sách nói về các bộ môn. Đề nghị các bộ môn hoàn thành đúng kế hoạch và quy định theo nội dung thông báo sau:
1.    Kế hoạch:
- Nhận lại file văn bản lịch sử bộ môn (trích từ sách kỉ niệm 55 năm): Khoa sẽ chuyển qua Email đã đăng kí của Trưởng bộ môn chậm nhất ngày 28 / 2/ 2011.
- Bộ môn chỉnh sửa, bổ sung, nộp bản thảo hoàn thiện viết về lịch sử của bộ môn + ảnh (tập thể, chân dung cá nhân) và lí lịch khoa học cá nhân cho Khoa: 01 bản cứng, 01 bản mềm, chậm nhất ngày15 / 4 / 2011. Bản cứng nộp cho Nguyễn Kim Oanh, bản mềm gửi vào điạ chỉ:                haminhsphn@gmail.com
- Trưởng bộ môn chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo, ảnh cán bộ, thông tin lí lịch cán bộ … Bộ môn nên căn cứ vào mẫu lí lịch quy định (gửi kèm) để cán bộ khai lại – khai bổ sung …để tránh nhầm lẫn và sai sót.
2. Quy định biên soạn và chế bản:
- Phần lịch sử chung của bộ môn (tổ) cần tóm lược ngắn gọn, không quá 8 trang; Phần lí lịch khoa học cá nhân không quá 1 trang (gồm cả phần ảnh chân dung, xem mẫu gửi kèm).
- Thống nhất dùng tên chức danh – học vị (viết tắt: GS, PGS, TSKH, TS, ThS, CN, NGND, NGUT, GV, GVC) để xưng gọi cán bộ trong diễn đạt, tránh dùng các khái niệm (anh, chị, ông, cụ, thầy, cô...) như bản thảo cuốn 55 năm (xem file gửi kèm).
- Khi viết về giai đoạn hiện nay (ước tính từ 1986 trở đi), thống nhất dùng các khái niệm – thuật ngữ (đứng trước / ) để thay thế cho các khái niệm – thuật ngữ (đứng sau / ): trưởng khoa/ chủ nhiệm khoa; phó trưởng khoa/phó chủ nhiệm khoa; bộ môn/tổ [trừ tổ Văn phòng]; trưởng bộ môn/ tổ trưởng – chủ nhiệm bộ môn; phó trưởng bộ môn/ tổ phó – phó chủ nhiệm bộ môn; liên chi đoàn/ liên chi; phó hiệu trưởng/ hiệu phó; chi bộ/ tổ đảng (...).
- Toàn bộ ảnh chân dung, ảnh tập thể của Bộ môn cho vào 1 bì thư. Ghi tên người (ảnh chân dung) và ghi chú ảnh (ảnh tập thể) ở mặt sau.
- Thứ tự các cán bộ thống nhất sắp xếp theo năm sinh trước hay sau (thay thế cho cách sắp xếp căn cứ vào mốc về khoa như một số bộ môn đã làm).
- Toàn văn văn bản theo khổ  A4, cỡ 13, giãn dòng 1,5, font chữ Times New Roman. Các tiêu đề lớn in hoa, không đậm.


    Hà Nội, 20 – 02 – 2011
         Trưởng khoa

PGS . TS Đỗ Việt Hùng







Phụ lục:
1. Mẫu biên soạn lịch sử bộ môn:
BỘ MÔN ............
I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN: Lịch sử hình thành, phát triển đội ngũ; có thể phân làm các giai đoạn nhỏ, đặc điểm cơ bản của từng giai đoạn...
II. ĐÀO TẠO: đào tạo đại học, sau đại học; hợp tác đào tạo... : trình bày nhiệm vụ, kết quả thực hiện, định hướng, mục tiêu...
III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: nhiệm vụ, số lượng công trình, hội thảo, hợp tác nghiên cứu, thành tích đạt được, định hướng nghiên cứu...
IV. VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI: Tập thể, cá nhân tham gia các công tác xã hội , thành tích đạt được... (mục này không nhất thiết phải có).
V. KHEN THƯỞNG: khen thưởng của tập thể và cá nhân đã được ghi nhận.

2. Mẫu biên soạn lí lịch khoa học cá nhân:
LÍ LỊCH KHOA HỌC CÁ NHÂN
1. ĐỖ HỮU CHÂU
 Sinh 15.05.1932 tại thành phố Vinh, nguyên quán Nam Định. Mất năm 2005. Tiến sĩ năm 1980. Giáo sư năm 1991. Là cán bộ của Khoa từ năm 1960 đến 2003. Chức vụ: nguyên Chủ nhiệm Khoa, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Ngôn ngữ. 
Nghiên cứu nhiều lĩnh vực của ngôn ngữ học như: Phương pháp luận nghiên cứu ngôn ngữ, Từ vựng- ngữ nghĩa tiếng Việt, Ngữ dụng học, Ngữ pháp văn bản, Phân tích từ ngữ trong văn chương.... Là tác giả của 8 cuốn chuyên khảo và giáo trình; chủ biên và đồng tác giả 3 cuốn chuyên khảo và giáo trình; chủ biên và đồng tác giả sách giáo khoa Tiếng Việt, Làm văn bậc phổ thông.  Tác giả của hơn 40 bài báo khoa học.
Công trình tiêu biểu: Giáo trình Việt ngữ tập 2 (Từ hội học), Nxb Giáo dục, 1961; Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1983; Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb ĐH và THCN, 1987; Ngữ pháp văn bản, Vụ giáo viên, 1993; Đại cương ngôn ngữ học, (chủ biên), Nxb Giáo dục, 1993…
Khen thưởng: Nhà giáo ưu tú, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, Huân chương chống Pháp hạng Nhì, Huân chương chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhì, Giải thưởng Nhà nước…
[Tuỳ trường hợp cụ thể, có thể nêu cả thời gian trước và sau khi công tác ở khoa; nghiên cứu học tập ở nước ngoài; bảo vệ TS ở đâu; công tác xã hội đã tham gia….].


Source: 
08-10-2020
Tags