PGS.TS NGUYỄN THỊ MAI CHANH

A. THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ MAI CHANH      Bộ môn: Văn học nước ngoài

2. Ngày tháng năm sinh: 06- 12- 1968; Giới tính: Nữ; Dân tộc: Kinh

3. Đảng viên Đảng CSVN: 1998

4. Quê quán: Lý Nhân - Hà Nam

5. Chỗ ở hiện nay: Quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội

Điện thoại di động

Địa chỉ E-mailmaichanhnguyen@gmail.com; maichanh@hnue.edu.vn

Blog: http://nguyenmaichanh.wordpress.com

6. Địa chỉ liên hệ: Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

7. Quá trình công tác

1989-1992: Trường Cao đẳng Sư phạm Việt Bắc; Giảng viên

1992-1995: Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc; Giảng viên

1995-1998: Trường Đại học Đại Cương - ĐH Thái Nguyên; Giảng viên

1998-2009: Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên; Giảng viên

2009-nay: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Giảng viên

8. Học vị, học hàm

1989: Cử nhân Ngữ văn (Chính quy); Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc

2013: Cử nhân Tiếng Trung phiên dịch (Chính quy - Văn bằng 2); Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội

1996: Thạc sĩ Khoa học xã hội và Nhân văn - Văn học nước ngoài; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2008: Tiến sĩ Ngữ Văn - Văn học Trung Quốc; Viện Văn học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam

2013: Phó Giáo sư Văn học; Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước

B. NGHIÊN CỨU

1. Lĩnh vực nghiên cứu chính

- Nghiên cứu văn học nước ngoài

- Nghiên cứu các lí thuyết văn học hiện đại

- Nghiên cứu Văn học so sánh; Tiếp nhận văn học 

2. Đề tài NCKH đã nghiệm thu

Chủ nhiệm

1. Nghệ thuật trần thuật trong hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng (qua các tác phẩm kể theo ngôi thứ ba) của Lỗ Tấn (B2006-TN04-09), Cấp Bộ, 2007

2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, Cấp Trường, 1997

3. Kiểu nhân vật tâm trạng qua độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Lỗ Tấn, Cấp Trường, 1998

4. Nghệ thuật gây cười trong truyện ngắn Lỗ Tấn, Cấp Trường,1999

5. Quá trình hiện đại hóa của văn học Trung Quốc giai đoạn nửa cuối TK XIX- nửa đầu TK XX (B2015.17.66), Cấp Bộ, 2017

Tham gia

6. Tiếp nhận văn học nước ngoài thế kỷ XIX- XX ở Việt Nam (VII1.3-2011.16), Cấp Quốc gia, 2015

7. Mã văn hoá trong tác phẩm văn học - những vấn đề lí thuyết và giảng dạy (VII.4-2013.03), Cấp Quốc gia, 2016

3. Bài báo khoa học đã công bố

Trước khi bảo vệ luận án TS

1. Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Cây trường minh đăng và Thị chúng của Lỗ Tấn, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Số 3, 2007, tr. 123-132

2. Tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến qua truyện ngắn Trong quán rượu và Con người cô độc của Lỗ Tấn, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Số 3, 2008, tr. 80-87

3. Vị trí của Lỗ Tấn trong mối giao lưu văn học Việt Nam- Trung Quốc, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Thái Nguyên, Số 3, 2006, tr. 18-22.

4. Những cách tân trong nghệ thuật tự sự của Lỗ Tấn qua hai truyện ngắn Một gia đình hạnh phúc và Cao phu tử, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Thái Nguyên, Số 1, 2007, tr. 4- 8

5. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, Thông báo khoa học, Đại học Thái Nguyên, Số 3, 1998, tr. 43-47

6. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Lỗ Tấn, Thông báo khoa học, Đại học Thái Nguyên, Số 3, 1999, tr. 67-71

7. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, Tạp chí Giáo dục (ISSN 21896 0866 7476), Số 148, 2006, tr. 19-21

8. Sự đổi mới nghệ thuật tự sự truyền thống của Lỗ Tấn trong AQ chính truyện, Tạp chí Giáo dục (ISSN 21896 0866 7476), Số 164, 2007, tr. 31-33

9. Nhật kí người điên- nghệ thuật độc thoại đặc sắc, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, Số 4, 2007, tr. 38-40

Sau khi bảo vệ luận án TS

10. Siêu thực và hiện sinh trong tập thơ văn xuôi Cỏ dại của Lỗ Tấn, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (ISSN 1859-2856), Số 9, 2011, tr. 65-73

11. Giễu nhại - một phương thức thể hiện cảm hứng phê phán trong Chuyện cũ viết lại của Lỗ Tấn, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (ISSN 1859-2856), Số 5, 2013, tr. 59-66

12. Tiếp nhận tác phẩm của Lỗ Tấn ở Việt Nam qua các công trình nghiên cứu, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (ISSN 1859-2856), Số 2, 2014, tr. 38- 45

13. Một phương thức tự sự đặc sắc trong truyện ngắn Tiếc thương những ngày đã mất của Lỗ Tấn, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội (ISSN 0868-3719), Số 2, 2011, tr. 46-52

14. Nhân vật huyền thoại trong Chuyện cũ viết lại của Lỗ Tấn, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội (ISSN 0868-3719), Số 6, 2012, tr. 9- 16

15. Linglei literature - the non-mainstream literature with standard-deviating elements, Journal of Science, Hanoi University of Education (ISSN 0868-3719), Số 6, 2013, tr 54-59

16. Tự sự một người kể mang hai điểm nhìn qua truyện ngắn Khổng Ất Kỷ của Lỗ Tấn, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Thái Nguyên, Số 1, 2010, tr. 13-17

17. Truyện kể theo ngôi thứ nhất của Lỗ Tấn, Kỉ yếu Hội thảo khoa học "Nghiên cứu và giảng dạy ngữ văn từ truyền thống đến hiện đại", Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011, tr. 162- 167

18. Cảm quan hậu hiện đại trong Thủy Tiên đã cưỡi chép vàng đi của Trương Duyệt Nhiên, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia "Văn học hậu hiện đại- Lí thuyết và thực tiễn", Đại học Sư phạm Hà Nội, 2013, tr. 276- 282

19. 鲁迅在越南, Tạp chí 东吴学术, Bắc Kinh, Trung Quốc (ISSN 1674- 9790), 29 (4), 2015, tr. 86-95,109 (soochow.academic.cslg.edu.cn)

20. Biểu tượng “Quạ đen” trong tiểu thuyết Quạ đen của Cửu Đan, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội (ISSN 2354-1067), Số 3, 2015, tr. 7-13

21. 鲁迅与越南, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế "Lỗ Tấn với văn học Đông Á" (鲁迅与东亚文学), Tô Châu, Trung Quốc, 2014, tr. 65-70

22. Âm hưởng nữ quyền trong sáng tác của nhà văn nữ đương đại Trung Quốc- Quách Tiểu Lộ, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia "Nữ quyền- Những vấn đề lý luận và thực tiễn", Đại học Sư phạm Hà Nội (ISBN 978-604-54-2719-4), 2015, tr. 325-332

23. Về việc đổi mới chương trình văn học Trung Quốc trong nhà trường đại học sư phạm, Kỉ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc "Đổi mới nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường sư phạm", Đại học Sư phạm Hà Nội (ISBN 978-604-0-08132-2), 2016, tr. 367-372

24. Nhật kí người điên của Lỗ Tấn và những tiếng kêu cứu, Đồng tác giả, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội (ISSN 2354-1067), 61 (2), 2016, tr. 10-14

25. Cảm quan về không gian trong Nhật xuất, Đồng tác giả,Tạp chí Văn hoá nghệ thuật (ISSN 0866-8655), Số 382, 2016, tr. 78-81

26. Đạo lý Khổng giáo và vấn đề giáo dục đạo đức cho giới trẻ Việt Nam ngày nay, Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế "Nho học- triết lý giáo dục trong thế giới đương đại" (Confucianism as a philosophy of education for the contemporary world), Tp Hồ Chí Minh, 2016, tr. 600-607

27. Kí hiệu “Đàn cổ cầm” trong Đàn cổ cầm khoả thân của Sơn Táp, Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia "Kí hiệu học- Từ lí thuyết đến ứng dụng trong nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn", Đại học Sư phạm Hà Nội (ISBN 978-604-0-9502-2), 2016, tr. 429-435

28. CĐ Trường ĐHSP Hà Nội với việc phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên, Tạp chí Lao động và Công đoàn (ISSN 0866-7578), Số 599, 2016, tr. 36

29. Di tích lầu Phù Dung và bài thơ "Phù Dung lâu tống Tân Tiệm", Đồng tác giả, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật (ISSN 0866-8655), Số 387, 2016, tr. 87-89

33. Xem lại ý kiến của Lỗ Tấn đối với Đào Tiềm (qua phân tích vài thiên tạp văn của tác giả), Đồng tác giả, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội (ISSN 2354-1067), 62 (2), 2017, tr. 82-87

31. Motif “ăn thịt người” trong "Tửu quốc" của Mạc Ngôn từ góc nhìn liên văn bản, Đồng tác giả, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (ISSN 0494-6928), Số 1, 2017, tr. 66-73

32. Kiểu nhân vật đám đông trong "Huynh đệ" của Dư Hoa, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật (ISSN 0866-8655), Số 399, 2017, tr. 94-97

33. Phương thức huyền thoại hoá nhân vật trong "Tửu quốc" của Mạc Ngôn, Đồng tác giả, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Thái Nguyên (ISSN 1859-2171), 170 (10), 2017, tr. 9-14

34. Tư tưởng sinh thái trong "Chó Ngao Tây Tạng" của Vương Chí Quân, Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế "Phê bình sinh thái: tiếng nói bản địa, tiếng nói toàn cầu", Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội (ISBN 978-604-956-127-6), 2017, tr. 1287-1300

35. Cảm thức cô đơn trong "Linh sơn" của Cao Hành Kiện, Đồng tác giả, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật (ISSN 0866-8655), Số 404, tháng 2, 2018, tr. 104-107

36. Vấn đề nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học của người giảng viên tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tạp chí Lao động và Công đoàn (ISSN 0866-7578), Số 638, tháng 3, 2018, tr. 89-90

37. Giải huyền thoại trong "Gào thét trong mưa bụi" của Dư Hoa, Đồng tác giả, Tạp chí Nghiên cứu văn học (ISSN 0494-6928), Số 3, 2018, tr. 88-97

38. Kịch với vai trò đổi mới văn học Trung Quốc giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Tạp chí Lý luận- Phê bình văn học nghệ thuật (ISSN 0866-7349), Số 3, 2018, tr. 112-117

39. Đổi mới văn học Trung Quốc giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX qua thể loại kịch, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội (ISSN 2354-1067), 63 (1), 2018, tr. 10-17

40. The role of translated literature in the development of modern Chinese literature in the beginning of the 20th century, Hội thảo Quốc tế "International Conference on Language, Society and Culture in Asian Contexts"- LSCAC 2018, Hue University (ISBN 978-602-462-248-0), tháng 5, 2018, tr. 743-764

41. “Tầm căn” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, Đồng tác giả, Tạp chí Lý luận- Phê bình văn học nghệ thuật (ISSN 0866-7349), Số 7, 2018, tr. 75-81

42. 作品在越南的接受史, Đồng tác giả, Tạp chí Diễn đàn học thuật Nam Đô (南都学坛), 38 (5), 2018, tr. 52-56

43. Vai trò của văn học dịch đối với sự phát triển của văn học hiện đại Trung Quốc đầu thế kỉ XX, Tạp chí Nghiên cứu văn học (ISSN 0494-6928), Số 10, 2018, tr. 94-106

44. Ngôn ngữ và sự đổi mới của văn học Trung Quốc đầu thế kỉ XX, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội (ISSN 2354-1067), 63 (10), 2018, tr. 3-11

45. Học giả Tiền Chung Thư - "núi Côn Lôn" của văn hoá Trung Hoa hiện đại, Đồng tác giả, Tạp chí Lý luận- Phê bình văn học nghệ thuật (ISSN 0866-7349), Số 5, 2019, tr. 109-113

46. Tác phẩm "Tình yêu khuynh thành" của Trương Ái Linh - từ góc nhìn liên văn bản điện ảnh, Đồng tác giả, Tạp chí Lý luận- Phê bình văn học nghệ thuật (ISSN 0866-7349), Số 8, 2019, tr. 95-101

47. Ba tác gia lớn của văn học đương đại Trung Quốc thời kì sau Cải cách mở cửa, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội (ISSN 2354-1067), 64 (8), 2019, tr. 3-11

48. Tiểu thuyết võ hiệp Cổ Long - một hiện tượng văn học độc đáo tại Việt Nam, Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế "Việt Nam học và Đài Loan học lần thứ 4", Đại học Thành Công, Đài Loan, tháng 11, 2019, tr. 173

49. Chinnese language and literature reform in the beginning of the 20th century, Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế "The Conference on Asian Linguistic Anthropology", Siem Reap, Cambodia (ISBN 978-0-6485356-0-7), January, 2019, tr. 204-212

50. Thời kì hồi sinh của văn học Trung Quốc (1976-1990), Tạp chí Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật (ISSN 0866-7349), Số 1, 2020, tr. 123-128

51. 近代中越两国文学现代化进程及其异同探究, 科教文汇 (ISSN 1672-7894), 491 (4), 2020, tr. 167-169

52. Sự chuyển biến trong quan niệm nghệ thuật của thơ đương đại Trung Quốc (1949-2000), Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia "Nghiên cứu và dạy học tác phẩm văn học theo thể loại" (ISBN 978-604-54-6924-8), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2020, tr. 426-435

53. Tiểu thuyết võ hiệp - Từ Kim Dung đến Cổ Long, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội (ISSN 2354-1067), 65 (2), 2020, tr. 3-9

54. Văn xuôi tự sự Trung Quốc thời kỳ 1956-1996, Tạp chí Lý luận, Phê bình văn học, nghệ thuật (ISSN 0866-7349), Số 8, 2020, tr. 101-106

55. Trào lưu thơ Mông lung trên thi đàn Trung Hoa nửa sau thế kỉ XX, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội (ISSN 2354-1067), 65 (8), 2020, tr. 3-9

56. Existentialism sentiments in Yan Lianke's novels, Proceedings of The International Conference on Language, Literature and Culture Education (LLCE 2020), Vietnam Education Publishing House (ISBN 978-604-0-24664-6),  2020, p. 325-330

57. Tính nhạc trong thơ Bắc Đảo, Đồng tác giả, Tạp chí Lý luận, Phê bình văn học, nghệ thuật (ISSN 0866-7349), Số 4, 2021, tr. 104-110

58. Hai hiện tượng văn xuôi nổi bật của văn học Trung Quốc cuối thế kỉ XX, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội (ISSN 2354-1067), 66 (1), 2021, tr. 3-9

59. Mấy nhận xét về tiếp nhận "Truyện Kiều" của Nguyễn Du tại Trung Quốc, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia "Những hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu và giảng dạy về Nguyễn Du", Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội (ISBN 978-604-336295-4), 2021, tr. 286-297

60. Cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (ISSN 0494-6928), Số 6, tr. 53-60

61. Hành trình "đi ra" hải ngoại của nữ nhà văn Trung Quốc đương đại- Tàn Tuyết, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội (ISSN 2354-1067), 66 (3), 2021, tr. 3-11

62. Cấu trúc biểu tượng trong tiểu thuyết "Linh sơn" của Cao Hành Kiện, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội (ISSN 2354-1067), 67 (1), 2022, tr. 3-10

63. Tình hình dịch thuật, xuất bản tác phẩm F. Dostoyevsky tại Trung Quốc và đôi nét liên hệ với Việt Nam, Tạp chí Lý luận, Phê bình văn học, nghệ thuật (ISSN 0866-7349), Số 4, 2022, tr. 138-145

64. Nhìn nhận lại ý kiến đánh giá về văn học đương đại Trung Quốc hay là đôi điều hồi cố "Sự kiện Kubin", Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia "Văn học và ngôn ngữ trong thế giới đương đại- Bản sắc và hội nhập"; Nxb Giáo dục Việt Nam, 2022, tr. 49-55

C. GIẢNG DẠY VÀ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

I. GIẢNG DẠY

1. Các giáo trình đã giảng dạy

1.1. Đại học

- Đại cương văn học thế giới

- Nghệ thuật thơ Đường, thơ Haiku

- Văn học Trung Quốc

- Văn học Châu Á

- Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường

- Thơ phương Đông

- Tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa

- Thể loại và tác gia tiêu biểu văn học châu Á

- Những vấn đề tiếp nhận văn học nước ngoài

1.2. Sau đại học

- Các trào lưu văn xuôi hiện đại châu Á (Cao học)

- Nghệ thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn (Nghiên cứu sinh)

- Văn học so sánh- Lí thuyết và thực tiễn (Cao học)

- Thơ và kịch thế giới (Nghiên cứu sinh)

Thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn (Cao học)

- Văn học từ góc nhìn văn hoá (Cao học)

- Văn học hậu hiện đại châu Á (Nghiên cứu sinh)

2. Các trường đại học đã tham gia thỉnh giảng

3. Sách và giáo trình phục vụ đào tạo đại học và sau đại học

1. Sách chuyên khảo: Nghệ thuật tự sự của Lỗ Tấn qua hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng, NXB Giáo dục, 2010 (Tái bản 2012), Viết một mình

2. Sách chuyên khảo: Đổi mới văn học Trung Quốc giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2019 (2 tác giả)

II. HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Hướng dẫn Thạc sĩ

1. Nguyễn Thị Thuý Hạnh, Mô hình huyền thoại trong thơ Lý Hạ, ĐHSP Hà Nội, 2011

2. Nguyễn Thị Minh Thái, Nghệ thuật tự sự trong truyện cực ngắn hiện đại Trung Quốc, ĐHSP Hà Nội, 2011

3. Phạm Thị Thuý Hà, Con người tự mê trong Thủy Tiên đã cưỡi chép vàng đi của Trương Duyệt Nhiên, ĐHSP Hà Nội, 2011

4. Nguyễn Phương Thảo, Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Việt Nam, ĐHSP Hà Nội, 2012

5. Đặng Thị Phương Lan, Nghệ thuật tự sự trong Tần xoang của Giả Bình Ao, ĐHSP Hà Nội, 2012

6. Hoàng Diệp Hằng, Ca dao dân tộc Choang- Quảng Tây (so sánh với ca dao Tày Nùng- Lạng Sơn), ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn- ĐH Quốc gia HN, 2013

7. Triệu Thị Thúy, Đặc điểm tiểu thuyết Người tình Bắc Hải của Thiên Tầm Thiên Tầm, ĐHSP Hà Nội, 2013

8. Giáp Thị Liễu, Cái đẹp và cái xấu trong tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn, ĐHSP Hà Nội, 2013

9. Nguyễn Thị Hải Yến, Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Quạ đen của Cửu Đan, ĐHSP Hà Nội, 2013

10. Vũ Thị Mai Hoa, Nhân vật nam trong tiểu thuyết X đỏ của Lý Sọa Sọa, ĐHSP Hà Nội, 2014

11. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Yếu tố điện ảnh trong tiểu thuyết Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng, ĐHSP Hà Nội, 2014

12. Nguyễn Thị Mai Lan, Biểu tượng trong tiểu thuyết Đàn cổ cấm khỏa thân của Sơn Táp, ĐHSP Hà Nội, 2015

13. Trần Thị Trang, Nghệ thuật truyện ngắn Cao Hành Kiện, ĐHSP Hà Nội, 2015

14. Nguyễn Thế Duyên, Vấn đề nữ quyền trong Từ điển Trung- Anh cho người đang yêu của Quách Tiểu Lộ, ĐHSP Hà Nội, 2015

15. Lương Thị Bích, Vấn đề tính dục trong tiểu thuyết Kiên ngạnh như thủy của Diêm Liên Khoa, ĐHSP Hà Nội, 2015

16. Phạm Thị Hồng, Nghệ thuật kể chuyện trong Sống của Dư Hoa, ĐHSP Hà Nội, 2016

17. Nguyễn Thị Mùi, Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Lỗ Tấn, ĐHSP Hà Nội, 2016

18. Hà Thu Thuỷ, Đặc điểm kịch Cao Hành Kiện, ĐHSP Hà Nội, 2016

19. Nguyễn Thị Thuỷ, Hình tượng Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung, ĐHSP Hà Nội, 2016

20. Vũ Thị Hà, Nhân vật trong tác phẩm Ngân Thành cố sự của Lý Nhuệ, ĐHSP Hà Nội, 2018

21. Hoàng Thị Hương, Cặp đôi nhân vật Lí Trọc - Tống Cương trong tiểu thuyết Huynh đệ của Dư Hoa, ĐHSP Hà Nội, 2018

22. Cao Thị Xuân Giang, Tiểu thuyết Đinh trang mộng của Diêm Liên Khoa từ góc nhìn liên văn bản, ĐHSP Hà Nội, 2020

23. Trần Bích Ngọc, Yếu tố tượng trưng trong thơ Bắc Đảo, ĐHSP Hà Nội, 2020

24. Bùi Vân Anh, Chất ngụ ngôn trong truyện thiếu nhi của Hwang Sun-mi, ĐHSP Hà Nội, 2021

25. Nguyễn Thị Thu Quỳnh,

26. Nguyễn Thị Bích Ngọc,

Hướng dẫn Tiến sĩ

1. Nguyễn Phương Thảo, Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Trung Quốc, ĐHSP Hà Nội, 2017 (Hướng dẫn phụ)

2. Bùi Thùy Linh, Huyền thoại trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, ĐHSP Hà Nội, 2019 (Hướng dẫn chính)

3. Nguyễn Thị Hoài Thu, Kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Dư Hoa, ĐHSP Hà Nội, 2020 (Hướng dẫn chính)

4. Nguyễn Thị Thuý Hạnh, Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2019 (Hướng dẫn chính)

5. Nguyễn Thị Thanh Nga, Biểu tượng văn hoá truyền thống Nhật Bản trong tiểu thuyết Y. Kawabata (Hướng dẫn phụ)

6. Trần Bích Ngọc,  (Hướng dẫn chính)


Source: 
08-10-2020
Tags