PGS. TS. NGƯT NGUYỄN ĐĂNG NA

LÝ LỊCH KHOA HỌC

PGS. TS. NGƯT NGUYỄN ĐĂNG NA

1. Tiểu sử vắn tắt

Năm sinh: 1942

Quê quán: Cao Lãnh, Đồng Tháp

Học hàm: Phó giáo sư (2001).

Học vị: Tiến sĩ (1988)

Danh hiệu: Nhà giáo ưu tú (2008).

Nơi công tác: Tổ VHVN 1, khoa Ngữ văn ĐHSP Hà Nội.

Chức vụ: Trưởng bộ môn (từ 1994 đến 2009).

2. Quá trình công tác:

- Từ 1962 – 1968:  dạy học tại trường Cấp 2 Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội; công tác tại Phòng Giáo dục huyện Đông Anh, Hiệu trưởng trường Cấp 2 Năng khiếu Đông Anh, Hà Nội.

- Từ năm 1969 - 1973: học tại khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Từ 1973 – 1976: làm việc tại phòng Nghiên cứu khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Từ 1976 – 2009: công tác tại Khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 

3. Quá trình đào tạo

- Phổ thông Trung học: Trường THCS Chu Văn An (Hà Nội).

- Đại học: Đại học Sư phạm Hà Nội khoá 1969 – 1973.

- Tiến sĩ: Đại học sư phạm Hà Nội khoá 1, bảo vệ luận án năm 1987.

Tên đề tài luận án: “Sự phát triển truyện, văn xuôi Hán - Việt từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ 

XIX qua một số tác phẩm tiêu biểu”, (Thư viện Quốc gia Hà Nội, kí hiệu: LA.87.0119.1-2, 182 tr).

- Sau Tiến sĩ: thực tập sinh cao cấp tại Viện Phương Đông, thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô 

(1990-1992); cộng tác viên ở Viện Á Phi, trường Đại học tổng hợp Lômônôxốp thuộc Liên Xô cũ 

(1993-1994). 

4. Các phần giáo trình đã giảng dạy

+ Văn học Việt Nam thời trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX).

+ Chuyên đề cao học và nghiên cứu sinh:

- Những phạm trù văn hoá trung đại và việc vận dụng chúng vào nghiên cứu văn học VN.

- Truyện ngắn trung đại Việt Nam: Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm.

- Một số vấn đề văn bản học các văn bản Hán Nôm Việt Nam.

5. Lĩnh vực nghiên cứu chính

- Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại.

- Thơ ca Hán Nôm Việt Nam thời trung đại.

- Văn bản học Hán Nôm.

- Văn hoá Việt Nam thời trung đại.

6. Các công trình nghiên cứu khoa học:

a. Sách, giáo trình:

1.     Chuyện làng văn (soạn chung), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1982.

2.     Truyện trạng (soạn chung), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1987.

3.     Duyên lạ xứ Hoa, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1988.

4.     Kim toả thực lục (sưu tầm, biên dịch), sách chép tay, Thái Bình, 1992.

5.     Tổng tập văn học Việt Nam, tập 3b  (soạn chung), Nxb KHXH, Hà Nội, 1994, tái bản năm 2002.

6.     Bình giảng văn học lớp 9: Ôn thi tốt nghiệp THCS. Luyện thi vào lớp 10 trung học chuyên ban (soạn chung), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995, 144 tr.

7.     Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại: Những vấn đề văn xuôi tự, Nxb Giáo dục, Hà nội, 2003, 162 tr, (tái bản lần 1).

8.     Bình giảng văn học lớp 9 (soạn chung), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997, 144 tr.

9.     Chuyên đề Văn 9 (soạn chung), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996, 120 tr.

10.    Nam Ông mộng lục, Nxb Văn học, Hà Nội, 1999 (dịch, giới thiệu)

11.    Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập một, Truyện ngắn, Nxb Giáo dục,  Hà Nội, 1997, 579 tr.

12.    Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập ba, Tiểu thuyết chương hồi, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000, 1192 tr.

13.    Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập hai, , Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001, 568 tr.

14.    Quốc triều khoa bảng lục, Nxb Văn học, Hà Nội, 2001 (hiệu đính, giới thiệu).

15.    Bài tập Ngữ văn 10: Sách giáo khoa thí điểm ban KHXH và NV, tập  1, soạn chung, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003, 160 tr.

16.    Niên phả lục, Nxb Văn học, Hà Nội, 2003 (sưu tầm, dịch, giới thiệu).

17.    Tinh tuyển Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIV (chủ biên), Tập 3, Nxb KHXH, Hà Nội, 2004, 742 tr.

18.    Bài tập ngữ văn 11: Ban KHXH&NV, tập 1 (soạn chung), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004, 136 tr.

19.    Bài tập Ngữ văn 10 (soạn chung), tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005, 159 tr.

20.    Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam, tập một (chủ biên), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005, 221 tr.

21.    Ngữ văn 10 Nâng cao (sách giáo khoa, đồng tác giả), tập một và hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006.     

22.    Ngữ văn 10 Nâng cao (sách giáo viên đồng tác giả), tập một và hai, Nxb Giáo dục, 2006. 

23.    Bài tập Ngữ văn 10 nâng cao, tập 2 (soạn chung), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006, 112 tr.

24.    Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006, 623 tr.

25.    Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam, tập hai (chủ biên), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007, 304 tr.

26.    Truyện ngắn Việt Nam: Lịch sử - Thi pháp – Chân dung, viết chung,   Nxb Giáo dục, H, 2007, 787 tr.

27.    Văn học Việt Nam thế kỉ X - XIX, (viết chung), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007.

28.    Tục biên Công dư tiệp kí(dịch chung và giới thiệu), Nxb Văn học, Hà Nội, 2008.

29.    Kim Vân Kiều truyện: Huyết nguyệt trùng viên, Tiếu Hoa hiên tàng bản, (hiệu đính và giới thiệu), Nxb ĐHSP, 2008, 266 tr.

30.    Thơ chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm, (dịch chú, 2009) (chưa in).

31.     Tuyển tập truyện ngắn Thăng Long - Hà Nội, tập 1, (tuyển chọn, giới thiệu), Nxb Hà Nội, 2010, 907 tr.

32.     Tuyển tập truyện ngắn Thăng Long - Hà Nội, tập 2, (soạn chung), Nxb Hà Nội, 2010, 983 tr.

33.     Tuyển tập truyện ngắn Thăng Long - Hà Nội, tập 3, (soạn chung), Nxb Hà Nội, 2010, 963 tr.

34.     Phạm Tử - Ngọc Hoa (soạn chung), Nxb Đại học Thái Nguyên, 2010, 214 tr.

b. Bài tạp chí, in sách, hội thảo:

1.        “Tìm hiểu quan điểm biên soạn và phương pháp biên soạn Việt điện u linh [của Lý Tế Xuyên]”, Tạp chí Văn học số 1/1986, tr. 130-143.

2.        “Thơ Nguyễn Khuyến”, Tạp chí Văn học số 5+6/1988, tr. 158-160.

3.        “Từ bản dịch bài Tổng luận của Lê Tung, suy nghĩ về việc dịch một văn bản Hán Việt cổ”, Tạp chí Hán Nôm số 2/1987, tr.75-78,85.

4.        “Truyền kì mạn lục có 20 hay 22 truyện?”, Tạp chí Hán Nôm số 2/1988, tr.45-49.

5.        “Tục Công dư tiệp kí: văn bản và tác phẩm”, Tạp chí Hán Nôm số 1/1989, tr.48-50.

6.        “Phong dao tạp thái: một quyển ca dao cổ”, Tạp chí Hán Nôm số 1/1990, tr.69-72.

7.        “Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian”, Tạp chí Văn học, số 2/1991, tr.36-43, 73.

8.        “Một công trình khảo dị có giá trị về các bậc đại khoa: Các nhà khoa bảng Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm số 4/1994, tr.55-57.

9.        “Về bài Vương lang quy từ - khảo sát và giải mã văn bản”, Tạp chí Văn học, số 1/1995, trang 9-14.

10.      Tư liệu về văn học Việt Nam trong thư tịch cổ Trung Hoa”, Tạp chí Văn học, số 5/1995, tr.37-39.

11.      Bài thơ của Nguyễn Trung Ngạn”, Tạp chí Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, số 10/1995, tr.42.

12.      “Một công trình khảo dị có giá trị về thơ ca Việt Nam nửa cuối thế kỉ XV: Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông”, Tạp chí Hán Nôm số 2/1995, tr.63-64.

13.      “Việt sử lược với bản tiếng Nga của A.B.Pô-li-a-cốp”, Tạp chí Hán Nôm số 4/1995, tr.60-66.

14.      “Truyện văn xuôi trung đại”, Tạp chí Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, số 7/1996, tr.62.

15.      “Về phương pháp viết văn học sử của GS Nguyễn Đổng Chi”, Tạp chí Văn học, số 3/1996, tr.39-44.

16.      “Bí ẩn đoạn kết Truyện Vô Ngôn Thông và việc giải mã bí ẩn đó”, Tạp chí Văn học, số 3/1997, tr.63-72.

17.      “Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại – những bước đi lịch sử”, Tạp chí Văn học, số 7/1997, tr.32.

18.      “Nam Ông mộng lục – Vấn đề dịch bản, văn bản, tác giả và tác phẩm”, Tạp chí Văn học, số 7/1998, tr.41.

19.      “Đoạn trường tân thanh – một mã khoá vào thế giới nghệ thuật Nguyễn Du”, Tạp chí Văn học, số 5/1999, tr.53.

20.      “Tự sự lịch sử trong văn học trung đại Việt Nam – những đặc điểm của bước đi ban đầu”, Tạp chí Văn học, số 12/1999, tr.20-27.

21.      “Kinh Dịch trong thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông”, Thông báo Hán Nôm học năm 2000, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.

22.      “Con đường tuệ giải bài kệ gọi là Ngôn hoài của Không Lộ thiền sư”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7/2002, tr.48 – 57.

23.      “Bình Ngô đại cáo: một số vấn đề văn bản học”, Tạp chí Hán Nôm số 4/2002, tr.40-44.

24.      “Bình Ngô đại cáo: vấn đề dịch giả và dịch bản”, Tạp chí Hán Nôm số 5/2002, tr.67-73.

25.      “Về bài Nam Quốc Sơn hà” , Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 01 năm 2003, tr.27-32.

26.      “Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam – một công trình khoa học nghiêm túc và giá trị”, Tạp chí Hán Nôm số 3/2003, tr.63-64.

27.      “Bình Ngô đại cáo: một số vấn đề về chữ nghĩa”, Tạp chí Hán Nôm số 2/2005, tr.11-19.

28.      “Truyền kì mạn lục dưới góc độ so sánh”, Tạp chí Hán Nôm số 5/2005, tr.3-8.

29.      “Về bài Độc tiểu thanh kí của Nguyễn Du”, Thông báo Hán Nôm học năm 2005, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.

30.      “Lời bình của thi hào Nguyễn Du trong Hoa Nguyên thi thảo”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 03/ 2005, tr.14-24.

31.      “Bình Ngô đại cáo: một số vấn đề  chữ nghĩa”, Tạp chí Dạy học ngày nay, số 8/2005, tr..

32.      “Độc Tiểu Thanh kí - tư liệu và hướng nghiên cứu”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 6-2006, tr.86-102.

33.      “Thời điểm Đặng Dung viết bài Cảm hoàiTạp chí Hán Nôm số 5/2006, tr.59-62.

34.      “Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có tác phẩm nào gọi là Hịch tướng sĩ không?”, Tạp chí Hán Nôm số 1/2007, tr.65-69.

35.      “Tiếp thụ ý kiến phê bình của TS Nguyễn Đình Phức”, Tạp chí Hán Nôm số 1/2008, tr.76-77.

36.      “Về bài thơ Nôm số 79 của Nguyễn Bỉnh Khiêm”, Tạp chí Hán Nôm số 4/2009, tr.68-73.

37.      “Từ dòng lục ngôn chữ Hán đến dòng lục chữ Việt trong thơ lục bát”, Tạp chí Hán Nôm số 5/2010, tr.75-81.

38.      “Tư tưởng chính của Lý Thái Tổ trong bài Thủ chiếu năm Canh tuất 1010”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Số 10/2010, tr. 8 – 16.

39.      “Trương Hán Siêu: một số tư liệu về cuộc đời và tác phẩm”, Thông báo Hán Nôm học năm 2010, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.

40.      “Bài kệ của Trưởng lão Mãn Giác về triết học duy vật Thích Ca Mâu Ni”, Hội thảo quốc sư Khuông Việt với 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Hà Nội, 2010.

41.      “Bài kệ của Trưởng lão Mãn Giác”, Tạp chí Hán Nôm số 4/2011, tr.28-36.

42.      “Bài Quốc tộ của Quốc sư Pháp Thuận”, Hội thảo Phật giáo với văn hoá, Văn học, Hà Nội, 2011.

43.      “Nguyễn Trung Ngạn – một người tài hoa”, Thông báo Hán Nôm học năm 2011, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.

44.      “Bình Ngô đại cáo: một số vấn đề  chữ nghĩa”, Tạp chí Dạy học ngày nay, số 9/2011, tr.

45.      “Về bài Quy hứng của Nguyễn Trung Ngạn”, Tạp chí Hán Nôm số 3/2012, tr48-54.

46.      “Lê Hữu Trác lạy thế tử Trịnh Cán 4 lạy, có đúng không?”, Thông báo Hán Nôm học năm 2012, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.

47.      “Tên húy, Tên tự, Tên hiệu của cụ Nguyễn ĐÌnh Chiểu”, Chuyên san Khoa học xã hội và nhân văn Nghệ An, số  5/2013.

48.      “Ai đưa ra thi luật Đề, Thực, Luận, Kết trong thơ Đường Việt Nam?”, Tạp chí Hán Nôm, số 2/2013, tr.3-9.

Cùng một số bài báo, ghi chép đăng trên các sách, báo như: báo Nhân dân, Tác phẩm mới, Văn nghệ, Việt Nam cổ truyền (tiếng Nga), Thông báo Hán Nôm học, Văn hoá Nghệ An,v.v

c. Các đề tài khoa học

Đã chủ trì cũng như tham gia nhiều công trình khoa học cấp trường, cấp bộ và cấp Nhà nước, như:

1.     Ngâm khúc: Quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng thể loại.

2.     Văn xuôi Việt Nam thời trung đại: Quá trình phát triển và đặc trưng thể loại.

3.     Truyện Nôm: Quá trình hình thành và đặc trưng thể loại.

4.     Chương trình khung môn Văn học Việt Nam

5.     Lịch sử văn học Việt Nam 10 thế kỉ

6.     Truyện ngắn Việt Nam: Lịch sử - Thi pháp – Thành tựu.

v.v..

7. Hướng dẫn khoa học

- Hướng dẫn hàng trăm Cử nhân, khoảng 90 Thạc sĩ, 14 Tiến sĩ và một số NCS (chưa bảo vệ) thuộc 2 chuyên ngành Hán Nôm và Văn học trung đại Việt Nam.

8. Khen thưởng

- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Ba

- Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng,

- Huy chương Vì Sự nghiệp giáo dục.

- Nhà giáo Ưu tú.

- Bằng khen Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.


Source: 
08-10-2020
Tags