Dự thảo chương trình thực tập hệ cử nhân

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI            Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
         Khoa Ngữ văn                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
           ---------------                                            ----------------------------

 

ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẾ VÀ THỰC TẬP
HỆ CỬ NHÂN VĂN HỌC VÀ CỬ NHÂN NGÔN NGỮ

 

    1. Thực tế chuyên môn:
    - Năm thứ 2: Thực tế sưu tầm, khảo sát, học tập văn hoá dân gian và ngôn ngữ địa phương; Tìm hiểu di văn văn học Trung đại … tại một số di tích lịch sử văn hoá hoặc vùng văn hoá tại một số tỉnh Miền Bắc: Ninh Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hoà Bình, Lào Cai (lựa chọn 1 – 2 địa điểm).
    - Tổ chức: Cán bộ hướng dẫn khoa Ngữ văn, phối hợp với các cơ quan văn hoá địa phương.
    - Kinh phí: Theo quy định kinh phí đào tạo dành cho thực tế của sinh viên. Khoa Ngữ văn sẽ trình dự trù chi tiết.
    2. Thực tập chuyên ngành:
    - Thời lượng: 10 đvht (tương đương 8 tín chỉ), thực hiện trong 8 tuần.
    - Thời gian: Học kì 2 năm thứ 3 (hoặc học kì 6 theo năm học tín chỉ), thực tập đợt 1 trong 4 tuần;
            Học kì 2 năm thứ 4(hoặc học kì 8 theo năm học tín chỉ), thực tập đợt 2 trong 4 tuần.
            Tuỳ theo kế hoạch từng khoá học, có thể tổ chức cả 2 đợt thực tập vào một lần 8 tuần liên tục vào cuối khoá học nhưng vẫn chia làm 2 đợt với nội dung khác nhau.
-    Nội dung thực tập:
+ Đợt 1: Nghe các báo cáo về nghiên cứu chuyên ngành tại các cơ sở thực tập; Tập dượt và ứng dụng các thao tác nghiên cứu vào các đề tài cụ thể tại các cơ sở thực tập; Thực tập nghiên cứu một số nội dung thuộc chuyên ngành văn học, ngôn ngữ; Viết bài thu hoạch, bài nghiên cứu chuyên ngành.
    Đánh giá: Thang điểm 10, hệ số 1. Cơ sở thực tập đánh giá về kết quả thực tập cụ thể, ý thức tác phong…= 70%; Hội đồng khoa học Khoa kết hợp với bộ phận quản lí nghiên cứu khoa học của cơ sở thực tập thẩm định/ chấm bài thu hoạch = 30%. Hệ thống phiếu đánh giá và tiêu chí đánh giá kèm theo.
+ Đợt 2:  Tập dượt ứng dụng nghiên cứu, thực hành nghiên cứu một phần chuyên môn cụ thể trong nội dung đào tạo của chuyên ngành. Như: Sưu tầm – phân loại – phân tích tư liệu văn học, văn hoá, ngôn ngữ; Nghiên cứu – khảo sát tư liệu văn học, ngôn ngữ; Biên tập sách báo chuyên ngành; Thực hành nghiên cứu các đề tài, mảng đề tài tại cơ sở thực tập…; Viết báo cáo thu hoạch nội dung, kết quả thực tập nghiên cứu.
Đánh giá: Thang điểm 10, hệ số 2. Cơ sở thực tập đánh giá về kết quả thực tập cụ thể, ý thức tác phong…= 50%; Hội đồng khoa học khoa kết hợp với bộ phận quản lí nghiên cứu khoa học của cơ sở thực tập thẩm định/ chấm báo cáo kết quả nghiên cứu = 50%. Hệ thống phiếu đánh giá và tiêu chí đánh giá kèm theo.
    -  Cơ sở thực tập: Các viện nghiên cứu Văn học, Văn hoá, Ngôn ngữ; Các tạp chí chuyên ngành; Các toà báo ngành; Các nhà xuất bản; Các phòng - sở văn hoá các huyện, tỉnh.
    - Kinh phí: Theo quy định kinh phí đào tạo dành cho thực tập của sinh viên. Gồm các mục chi: cơ sở thực tập, cán bộ hướng dẫn của cơ sở thực tập và của trường ĐHSP Hà Nội, các khâu tổ chức - đánh giá, chi cho sinh viên…Khoa Ngữ văn sẽ có dự trù chi tiết trình Nhà trường ra quyết định theo từng khoá đào tạo.
    - Tổ chức:  Trường ĐHSP giới thiệu để sinh viên tự liên hệ thực tập; sinh viên tự túc ăn ở và đi lại; có thể tự đăng kí tổ chức theo nhóm chuyên môn. Trường và Khoa tổ chức kiểm tra. Khoa phối hợp với cơ sở thực tập trong đánh giá kết quả. Kế hoạch tổ chức chi tiết sẽ được Khoa thiết kế theo từng khoá đào tạo và trình nhà trường phê duyệt.


   Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2010

  Trưởng khoa Ngữ văn


Source: 
08-10-2020
Tags